Lợi ích chuyển dịch phát thải ròng bằng 0 tại châu Á

Đối với châu Á đang phát triển, lợi ích từ chuyển dịch phát thải ròng bằng 0 có thể cao gấp 5 lần chi phí của việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Khởi động xây dựng lộ trình phát thải ròng car-bon cho thành phố Đà Nẵng Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng "Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á"

Theo Báo cáo chủ đề Triển vọng Phát triển châu Á: Châu Á trong công cuộc chuyển dịch toàn cầu sang phát thải ròng bằng 0 mới được công bố bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vào ngày 27/4, những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được phát thải khí nhà kính ròng bằng không có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể.

Đặc biệt, đối với châu Á đang phát triển, những lợi ích từ chuyển dịch phát thải ròng bằng 0 có thể cao gấp năm lần chi phí của việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. Những lợi ích này bao gồm tổn thất kinh tế tránh được từ biến đổi khí hậu cũng như sức khỏe được cải thiện nhờ không khí sạch hơn là có thể đạt được thông qua những cải cách chính sách mục tiêu.

Các loại hình sinh kế giúp người dân cải thiện thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu
Đối với châu Á đang phát triển, những lợi ích từ chuyển dịch phát thải ròng bằng 0 có thể cao gấp năm lần chi phí của việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu

Trong kịch bản thế giới phối hợp cùng nhau ngay lập tức để giảm tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức dưới 2°C, phù hợp với Hiệp định Paris, chi phí của khu vực này sẽ vào khoảng 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm, ngay cả khi chưa tính tới lợi ích về chất lượng không khí hoặc khí hậu.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Để chính sách khí hậu thành công, chúng ta cần áp dụng những cách tiếp cận hiệu quả về mặt kinh tế, ví dụ như định giá các-bon. Báo cáo này cũng cho thấy, việc chuyển dịch hiệu quả để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris có thể mang lại những lợi ích cao gấp năm lần chi phí. Thế giới cần phối hợp cùng nhau để đạt được các mục tiêu khí hậu của chúng ta và bảo đảm tăng trưởng và thịnh vượng bền vững, trong đó không ai bị bỏ lại phía sau.”

Châu Á và Thái Bình Dương đang đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Khu vực này chiếm tới 70% dân số toàn cầu đang đối mặt rủi ro do mực nước biển dâng. Đồng thời, nơi đây cũng chiếm gần một nửa lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2019. Sẽ không thể đạt được các mục tiêu kinh tế và phát triển của châu Á - Thái Bình Dương đồng thời với việc tránh được rủi ro khí hậu thảm khốc nếu không chuyển đổi mô hình tăng trưởng của khu vực, theo nhận định trong báo cáo.

Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi phải nhanh chóng thay thế than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác bằng các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo tồn các “bể chứa các-bon”, chẳng hạn như rừng. Kết quả là, tới năm 2030, phương pháp tiếp cận phát thải ròng bằng không toàn cầu có thể cứu sống khoảng 350.000 người mỗi năm ở châu Á và Thái Bình Dương nhờ giảm ô nhiễm không khí. Nó cũng có thể tạo thêm 1,5 triệu việc làm trong ngành năng lượng vào năm 2050.

Báo cáo cũng nhận định rằng, với kịch bản ấm lên toàn cầu trung bình gần 4 độ C vào năm 2100, những tổn thất do biến đổi khí hậu sẽ tăng dần theo thời gian, dẫn đến thiệt hại lên tới 24% GDP của châu Á đang phát triển vào cuối thế kỷ này.

Báo cáo khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào ba lĩnh vực chính: Định giá các-bon và cải cách trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và sử dụng đất, các quy định và cơ chế khuyến khích huy động tài chính và thúc đẩy năng lượng sạch hơn, và bảo trợ xã hội và hỗ trợ việc làm để bảo đảm công bằng.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa - Bài 4: Việt Nam cần sớm học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cảnh sát giao thông ra quân bảo vệ bình yên dịp lễ lớn 30/4 - 1/5

Cảnh sát giao thông ra quân bảo vệ bình yên dịp lễ lớn 30/4 - 1/5

Được giao

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

'Một ngày làm chiến sĩ' với Lữ đoàn 101

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những hiện vật kể chuyện về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Những hiện vật kể chuyện về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sương mù vào sáng sớm

Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sương mù vào sáng sớm

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2025: Mưa nhỏ, gió hoạt động yếu

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2025: Mưa nhỏ, gió hoạt động yếu