Đó là cảnh báo của Viện Nghiên cứu Chính phủ của Anh đưa ra ngày 10/8, khi nhận thấy rằng Brexit đã dẫn đến ba năm bị lãng phí khi không đồng ý được những gì Anh muốn từ các cuộc đàm phán - trao lợi thế cho các nước ở bên kia bàn đàm phán. Điều này có nghĩa là tranh cãi về yêu cầu của Mỹ đối với thịt gà khử trùng bằng clo vốn đã cản trở thỏa thuận với Washington, sẽ được lặp lại.
Nhóm nghiên cứu chỉ trích những lỗi xảy ra khi bắt đầu vào các cuộc đàm phán thương mại phức tạp trước khi các bộ trưởng quyết định những gì họ muốn các quy định hậu Brexit của Anh. Nhà nghiên cứu cao cấp Maddy Thimont Jack nhấn mạnh vào ba năm trước, các báo cáo nghiên cứu đã cảnh báo rằng Chính phủ Anh đã không thiết lập các cấu trúc cần thiết để đưa ra quyết định hiệu quả về các vấn đề chính sách thương mại quan trọng. Chính phủ đã không chú ý đến cảnh báo đó vào thời điểm khi đó, nhưng bây giờ cần phải khẩn cấp thiết lập trật tự. Nếu không, Anh có nguy cơ mất quyền kiểm soát thương mại và chính sách điều tiết vào tay các đối tác có sự chuẩn bị tốt hơn.
Lời chỉ trích từ các nhà nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại với EU vẫn bế tắc vì Chính phủ Anh không thể đồng ý các quy tắc viện trợ nhà nước trong tương lai và lo ngại của Brussels về việc cắt giảm. Hy vọng về một thỏa thuận với Mỹ trong năm nay đã bị bỏ rơi - và ngay cả một thỏa thuận mới với Nhật Bản cũng gặp khó khăn về khả năng tiếp cận các sản phẩm nông nghiệp của Anh. Đáng chú ý, những người bảo thủ ủng hộ Brexit tuyên bố sẽ dễ dàng đạt được nhiều thỏa thuận sinh lợi với các quốc gia khác, một khi Anh được tự do đàm phán một mình. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Anh đạt được đích đến?
Ông Johnson đã cho biết trước cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 rằng điều duy nhất Anh phải sợ là chính nỗi sợ hãi. Anh sẽ có một cơ hội rất lớn là thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do. Trên thực tế, một thỏa thuận với Mỹ, ngay cả khi có thể được thực hiện, sẽ chỉ tăng thêm 0,2% vào GDP trong thời gian dài như Bộ Tài chính Anh đã ước tính - và một thỏa thuận tiếp tục với Tokyo chỉ tăng thêm 0,07%. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính phủ Anh về Thương mại và Quy chế sau Brexit, cho biết sẽ không thể tiến tới với mong muốn có một loạt các thỏa thuận mới và “quyền tự chủ về quy định” - bởi vì một nước Anh suy yếu sẽ đặt ra các yêu cầu thay đổi chính các tiêu chuẩn của mình.
Do đó, nghiên cứu mới nhất cảnh báo Nội các Anh rằng nước Anh: (i) Có thể “dễ dàng trở thành nạn nhân” của các quốc gia khác “đe dọa làm sụp đổ các cuộc đàm phán nếu không đạt được điều họ muốn”. (ii) Sẽ “dễ bị thách thức” tại Tổ chức Thương mại thế giới, nếu hệ thống tranh chấp hiện đang hoạt động không hiệu quả sẽ hoạt động trở lại. (iii) Đã không thống nhất được lập trường của mình về các vấn đề quy định quan trọng, có nguy cơ bị đẩy vào việc nhượng bộ không cần thiết. (iv) Rủi ro gây tổn hại cho liên minh, trừ khi có thể đạt được thỏa thuận với các quốc gia khác của Vương quốc Anh, các quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận thương mại và “có thể chọn không”.