Loạt tàu ngầm thất bại nhất lịch sử thế giới

Những sai lầm ngớ ngẩn trong vận hành, thiết kế khiến các cường quốc hải quân tổn hại danh tiếng vì loạt tàu ngầm thất bại trong lịch sử thế giới.
Lễ thượng cờ 2 tàu ngầm mới 184 Hải Phòng và 185 Khánh Hòa

Tàu ngầm U-1206 của Đức là một phép màu của công nghệ. Được đóng bởi Công ty Schichau-Werke, Đức, tàu ngầm U-1206 hạ thủy ngày 12/6/1943 tại thành phố cảng Danzig, Đức. Các nhà thiết kế chế tạo ra U-1206 không biết rằng chiếc tàu ngầm này sở hữu một điểm yếu chết người ở một vị trí mà không ai có thể ngờ tới. Và cũng chính nó đã khiến U-1206 mãi mãi nằm lại dưới đáy biển vào ngày 14/4/1945 chỉ sau một năm hoạt động. Khi đó, một sĩ quan phụ trách phóng ngư lôi do không “nhịn” nổi, mà xô, chậu, thùng, tìm cũng chẳng thấy nên anh ta vào phòng vệ sinh. Do chưa đọc cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật nên sau khi “giải quyết” xong, anh ta la lớn, gọi kỹ sư cơ khí đến nhờ giúp mở các van xả chất thải ra biển. Tuy nhiên, một thao tác sai lầm của người kỹ sư cơ khí đã khiến chất thải trong bồn chứa thay vì được hệ thống khí nén bơm ra biển, nhưng do van thoát lại được mở trước nên nước biển ồ ạt tràn vào khiến khu vực chứa các ắc quy chì dùng để chạy động cơ điện nằm ngay dưới phòng vệ sinh bị ngập. Muối trong nước biển nhanh chóng xúc tác với axit trong ắc quy, sinh ra khí Clo. Chiếc tàu ngầm nổi lên và ngay lập tức rơi vào tầm ngắm của máy bay Anh. Đây là chuyến đi tác chiến đầu tiên của U-1206 nhưng cũng là chuyến cuối cùng.

Tàu ngầm U-1206
Tàu ngầm U-1206

Bạn có nghĩ rằng đóng tàu ngầm là một sở thích kỳ lạ? Bác sĩ người Pháp Jean-Baptiste Petit chắc chắn sẽ không đồng ý với bạn. Ông đã lắp ráp tàu ngầm của chính mình bằng tay vào đầu thế kỷ 19. Một trong số đó, ông thử nghiệm và đã thất bại vào ngày 5/8/1834, trên eo biển Manche gần thị trấn Saint-Valery-sur-Somme của Pháp. Chiếc tàu ngầm được hạ xuống thành công dưới đáy biển, nhưng không bao giờ trở lại.

Loạt tàu ngầm thất bại nhất lịch sử thế giới

Linh mục người Anh George Garrett là một nhà phát minh của tàu ngầm Resurgam. Tàu ngầm Resurgam, được chế tạo vào năm 1879, đã bị Hải quân Mỹ từ chối vì sự bất ổn và nó thực sự thất bại trong các cuộc thử nghiệm. Do sai sót trong quá trình vận chuyển, dây kéo bị đứt khiến chiếc tàu ngầm hơi nước đầu tiên của Anh chìm ngoài vịnh Liverpool vào ngày 25/2/1880. Sau đó, Garrett không dừng lại, ông kết hợp với kỹ sư người Thụy Điển Thorsten Nordenfeldt, tiếp tục chế tạo thế hệ tàu ngầm hơi nước mới vào những năm 1880. Khi mới ra mắt tàu ngầm Nordenfeldt nhận được khá nhiều hợp đồng đặt mua từ các nước như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Tuy nhiên, Nordenfeldts không được đánh giá cao do còn nhiều thiếu sót.

Loạt tàu ngầm thất bại nhất lịch sử thế giới
Tàu ngầm Resurgam

Vào mùa thu năm 1915, William Deno đang đặt sợi dây cáp ngầm dọc theo đáy sông Chicago, thì anh ta bất ngờ gặp một chiếc tàu ngầm kỳ lạ bị chìm trong bùn. Ba tháng sau, con tàu bị kéo lên bờ, người ta tìm thấy bên trong có xương của một người đàn ông và một con chó. Câu chuyện đã ngay lập tức được đăng tải lên các tờ báo thời đó. Hiện tại vẫn chưa biết ai đã chế tạo chiếc tàu ngầm này và chết trong đó.

Loạt tàu ngầm thất bại nhất lịch sử thế giới
Tàu ngầm Nordenfeldt

USS Alligator là tàu ngầm đầu tiên của Mỹ chính thức được chấp nhận đưa vào sử dụng. USS Alligator được khởi đóng năm 1861, hạ thủy vào tháng 5/1862 và đưa vào biên chế Hải quân Mỹ ngày 13/6/1862. Ban đầu, tàu có cấu tạo 16 mái chèo xuyên qua vỏ tàu để tạo lực đẩy, nhưng thiết kế này không nhận được sự chấp nhận của lãnh đạo hải quân Mỹ. Sau đó, các mái chèo được thay bằng chân vịt nối với cần quay tay. Tàu USS Alligator chỉ hoạt động được 1 năm thì bị chìm vào năm 1863 khi được kéo đi trong một trận bão và chưa từng tham chiến.

USS Alligator
USS Alligator

HMS M2 là tàu ngầm hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ của Hải quân Hoàng gia Anh. Đây là loại tàu ngầm có khả năng mang theo máy bay và cất cánh như một tàu sân bay trên mặt nước. Vấn đề là M2 được chế tạo dựa trên các tàu ngầm lớp K, được gọi là “thảm họa” thời đó. Số lượng thiếu sót của các tàu ngầm này lớn hơn bất kỳ mặt tích cực nào, và cuối cùng M2 đã chìm vào năm 1932 khi đang tiến hành thử nghiệm cất cánh máy bay.

HMS M2
HMS M2

H.L Hunley tàu ngầm chiến đấu đầu tiên từng đánh chìm tàu chiến của đối phương, được hạ thủy năm 1863. Ngày 17/2/1864, H.L Hunley bắn ngư lôi đánh chìm tàu USS Housatonic có trọng tải 1.240 tấn, đang tuần tiễu ngoài cảng Charleston, Nam Carolina. Tuy nhiên, con tàu này đã mất tích sau cuộc tấn công. Tháng 5/1995, các nhà khoa học phát hiện được xác của tàu H.L Hunley ngoài khơi gần đảo Sullivan. Câu trả lời mà các nhà khoa học tìm thấy là tàu H.L. Hunley bị nổ tung bởi những ngư lôi của mà nó mang theo.

H.L Hunley
H.L Hunley

Một thí nghiệm trong Nội chiến Mỹ có tên là Intelligent Whale (“cá voi thông minh”) được nhà sáng chế Oliver Halstead đến từ New Jersey thiết kế vào năm 1862. Nhắc đến cái tên Intelligent Whale, nhiều người sẽ liên tưởng đến hệ thống máy móc tinh vi và phức tạp, song nó là một cỗ máy rất đơn giản. Tàu sử dụng hai chiếc mỏ neo khổng lồ để lấy độ sâu và nổi lên mặt nước nhờ hệ thống quay tay. Có tin đồn rằng “cá voi thông minh” đã chìm nhiều lần và khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng, nhưng không biết chắc chắn. Tuy nhiên, người ta biết rằng tàu ngầm đã không thành công trong chiến đấu, Hải quân Mỹ đã từ chối trả tiền và hủy hợp đồng.

Intelligent Whale
Intelligent Whale

Năm 1774, một nhà chế tạo tàu lửa, kỹ sư người Anh John Day quay sang đóng tàu ngầm. Theo đúng nghĩa “tàu ngầm”, tàu của John Day không hề trang bị động cơ đẩy. Vậy làm thế nào tàu nổi lên mặt nước? Câu trả lời nằm ở khối đá lớn treo phía bên ngoài tàu. Đá nặng giúp tàu lấy được độ sâu trong khi lặn, đồng thời cho phép tàu nổi lên khi thả đá ra. Lần đầu tiên đã thành công, chiếc tàu ngầm đã đạt độ sâu 9 m và John Day muốn nhiều hơn nữa. Anh bắt đầu chấp nhận đặt cược khi lặn trở lại độ sâu 40 m trong một chiếc tàu ngầm lớn con tàu nặng 50 tấn lấy tên là Maria. Vào tháng 6/1774, ông đã thử nghiệm trước hàng trăm khán giả và không nổi lên mặt nước, rất có thể con tàu đã bị áp lực nước nghiền nát trước khi trạm đáy hồ.

Loạt tàu ngầm thất bại nhất lịch sử thế giới

Brandtaucher là một chiếc tàu ngầm được thiết kế bởi nhà phát minh và kỹ sư người Bavaria (Đức), Bau Bauer và được Schweffel & Howaldt chế tạo ở Kiel cho Hải quân Đức vào năm 1850. Brandtaucher là tàu ngầm còn tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Tàu ngầm đầu tiên Brandtaucher, được chế tạo để bảo vệ Kiel trong Chiến tranh Đan Mạch-Phổ, bị chìm năm 1851, nhưng Bauer và hai thành viên phi hành đoàn đã trốn thoát. Vào năm 1856, ông Bauer chế tạo ra Seeteufel (Quỷ biển), một tàu ngầm cao khoảng 24m được trang bị cẩn thận với một thiết bị cứu hộ, dành cho Nga trong Chiến tranh Crimea.

Brandtaucher
Brandtaucher

Bình Nguyên (theo Techinsider.ru)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Tin mới nhất

Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/5: Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình mới, khi các chứng cứ cho thấy phía Nga sử dụng vũ khí có tầm bắn tới 500km.
Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/5: Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới LGM-35A Sentinel. Đây là tên lửa đẩy ba tầng, sử dụng vật liệu mới.
Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 10/5: Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng ra mặt trận. Các xe tăng sẽ được bổ sung trang bị cần thiết.
Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/5: Lộ diện những vũ khí mới của Nga tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, đáng chú ý là pháo tự hành Giatsint-K và Malva.
Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/5: Nga vừa trang bị chiến đấu với mẫu UAV tự sát "Sản phẩm 51" và "Sản phẩm 52" mạnh mẽ hơn.

Tin cùng chuyên mục

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/5: Saudi Arabia chi khủng mua vũ khí với số tiền dự toán khoảng 3,5 tỷ USD, bao gồm tên lửa không đối không AIM-120C-8.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Ba Lan chi

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/5: Ba Lan chi khủng hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 lên chuẩn Viper sau khi được Mỹ chấp thuận cung cấp tên lửa tầm xa mới.
Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/5: Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 khi các hình ảnh mới nhất do hãng Hanwha Aerospace công bố.
Nga giới thiệu xe tăng

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/4: Nga giới thiệu “cua mắt đỏ” T-90MS tại Peru với lời giới thiệu đây là xe tăng chiến thắng khi đã chứng minh thực chiến.
Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/4: Máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc trang bị 3 động cơ; Hàn Quốc nâng cấp 36 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 26/4: Đức không được cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine do sự hạn chế từ các công ty Hoa Kỳ cung cấp linh kiện quan trọng.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/4: Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân khi nguyên mẫu vũ khí đã được giới chức nước này đánh giá là đủ tin cậy
Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/4: Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI quân sự, đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Nga trong phát biểu mới đây.
Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 18/4: Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine qua lời nhận xét của chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver.
Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 17/4: Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình tác chiến người - máy với việc tích hợp người điều khiển robot chiến đấu trong đội hình mới.
Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Tin công nghiệp quốc phòng (ngày 16/4): Hoa Kỳ hiện đại hóa gấp xe tăng Abrams với thời gian dự kiến từ 24-30 tháng kể từ khi tiến hành công việc.
Vệ tinh Starlink

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 14/4: Starlink đã bị tác chiến điện tử của Nga “bóp nghẹt” ở Ukraine, đó là nhận xét của chỉ huy quân sự Ukraine từ thực tế.
Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/4: Binh sĩ Ukraine chê vũ khí viện trợ kém hiệu quả khi có giá thành quá đắt đỏ, dễ tổn thương và khó sửa chữa
Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/4: Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới, khi nhấn mạnh tỷ lệ hiện đại hóa của Hải quân Nga hiện đã đạt ngưỡng 100%.
Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/4: Pháp đang muốn tự phát triển pháo phản lực nội địa với tầm bắn lên tới 150 km dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Mobile VerionPhiên bản di động