Thứ sáu 09/05/2025 12:41

Loạt dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn ở Khánh Hòa đều chậm tiến độ

3 dự án BT do Tập đoàn Phúc Sơn triển khai ở Khánh Hoà để đổi "đất vàng" tại sân bay Nha Trang cũ đều đang chậm tiến độ nên phải nộp ngân sách 11.994 tỷ đồng

Cả 3 dự án BT (xây dựng – chuyển giao) được tỉnh Khánh Hòa giao cho Tập đoàn Phúc Sơn làm nhà đầu tư, giao đất thanh toán hoàn vốn đất tại sân bay Nha Trang, nhưng đến nay đều chậm tiến độ, chưa bàn giao cho địa phương.

Ngày 20.9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) cho biết vừa có báo cáo về một số nội dung liên quan đến thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang.

Tỉnh Khánh Hòa giao đất cho công ty Phúc Sơn thực hiện 3 dự án BT tại sân bay Nha Trang.

Tập đoàn Phúc Sơn là nhà đầu tư được tỉnh Khánh Hòa giao thực hiện các dự án Các tuyến đường, các nút giao kết nối sân bay Nha Trang; dự án đường vành đai kết nối nút giao Ngọc Hội và dự án Nút giao thông Ngọc Hội theo hình thức hợp đồng BT.

Nguồn vốn để thanh toán cho các dự án BT là các quỹ đất thuộc Khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang.

Tính đến tháng 8.2022, tổng tiến độ của 3 dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn đạt khoảng 38%, tổng chi phí đầu tư là 1.284 tỉ đồng. Trong đó, dự án các tuyến đường, các nút giao kết nối sân bay Nha Trang đã đầu tư 388 tỉ đồng; dự án đường vành đai kết nối nút giao Ngọc Hội đầu tư 268 tỉ đồng và dự án Nút giao thông Ngọc Hội đạt 626 tỉ đồng.

Dự án BT nút giao thông Ngọc Hội chưa thể bàn giao sau nhiều năm thi công.

Ngoài ra, chi phí đã thực hiện đầu tư xây dựng dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang (quỹ đất được thanh toán cho các dự án BT) là 1.575 tỉ đồng.

Như vậy, cả 3 dự án của Tập đoàn Phúc Sơn không hoàn thành để đưa vào khai thác vào cuối năm 2017 như đã cam kết với địa phương.

Đáng nói là các dự án BT dù chưa hoàn thành, bàn giao nhưng Tập đoàn Phúc Sơn đã phân lô bán nền gần hết các khu “đất vàng” được giao hoàn vốn tại sân bay Nha Trang và thu tiền của nhiều người dân mua đất.

Các dự án BT dù chưa hoàn thành nhưng Tập đoàn Phúc Sơn đã phân lô bán nền gần hết các khu “đất vàng” được giao hoàn vốn tại sân bay Nha Trang.

Đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 376 tỉ đồng. Số tiền này, Tập đoàn Phúc Sơn xác định là giá trị chênh lệch giữa giá trị quỹ đất thanh toán cho các dự án BT và giá trị dự án BT (là tổng giá trị hợp đồng cả dự án BT).

Ngày 1.8.2022, UBND tỉnh Khánh Hòa bất ngờ có văn bản gửi Tập đoàn Phúc Sơn về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang.

Tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Tập đoàn Phúc Sơn khẩn trương thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền hơn 11.994 tỉ đồng. Số tiền này được dựa trên số liệu kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại thông báo số 680 năm 2019 và văn bản mới đây của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Năm 2021, Thanh tra Chính phủ công khai công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật liên quan đến các dự án BT sử dụng quỹ đất thanh toán tại khu vực sân bay Nha Trang trong đó có nêu chi tiết đến 6 dự án BT có chủ trương sử dụng quỹ đất thanh toán tại khu vực sân bay Nha Trang vừa được Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra.

Thanh tra Chính phủ kết luận, việc tỉnh Khánh Hòa giao đất, cho thuê đất là vi phạm quy định của Luật Đất đai, không phù hợp với chủ trương sử dụng quỹ đất tại sân bay Nha Trang để hoàn vốn cho các dự án BT.

Đến thời điểm kiểm tra, UBND tỉnh Khánh Hòa chưa xác định giá đất cụ thể để làm cơ sở xác định giá trị quỹ đất hoàn vốn cho các dự án BT; chưa xác định lại tên, ký hiệu, diện tích, giá trị quỹ đất đất hoàn vốn cho các dự án BT theo quy hoạch đã được phê duyệt; chưa ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất cho Tập đoàn Phúc Sơn để thực hiện dự án khác theo thỏa thuận ghi tại hợp đồng BT; chưa xác định diện tích đất còn lại để xử lý theo quy định pháp luật…

Theo Lao động
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Tin cùng chuyên mục

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp

Đồng Nai: Một doanh nghiệp bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty vận tải Bảo Anh Minh tại Tuyên Quang