Loại bỏ bao cấp, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng
Năng lượng 06/03/2020 18:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Nghị quyết 55 giải quyết bài toán cân đối cung cầu năng lượng |
Hiện nay, Việt Nam đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới có những thay đổi về chất, đòi hỏi ngành năng lượng Việt Nam cũng phải có những bước phát triển mới. Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương - cho rằng, phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững cần đi trước một bước, gắn với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng an ninh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
![]() |
Nghị quyết 55 khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng |
Để đạt được mục đích như Bộ Chính trị đưa trong Nghị quyết 55, theo ông Nguyễn Văn Bình, cần nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh. Đó là áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. “Đồng thời, khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng” - ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Ngay sau khi Nghị quyết 55 của Trương ương ra đời, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp hưởng ứng chiến lược phát triển ngành năng lượng này, bởi đây là những vấn đề cốt yếu, để hoạch định các chính sách, biện pháp cụ thể cho kế hoạch kinh tế Việt Nam 2045.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, những nội dung trong Nghị quyết 55 được các chuyên gia về năng lượng ở Việt Nam đánh giá cao, và cho rằng Nghị quyết này là bước đột phá mở ra thị trường năng lượng cạnh tranh thực sự của Việt Nam. Việc phát triển năng lượng của quốc gia không chỉ là trách nhiệm của một ngành mà đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam – chia sẻ, trước nay lĩnh vực năng lượng là độc quyền của nhà nước, tuy nhiên, với sự ra đời của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh rõ, bỏ độc quyền, bỏ các rào cản bất hợp lý để xã hội hóa cho tư nhân đi vào truyền tải, đã khiến nhiều nhà đầu tư rất hào hứng.
Thực tế, việc đầu tư vào ngành năng lượng yêu cầu lượng vốn khổng lồ, nếu chỉ có nhà nước thì không thể theo kịp yêu cầu phát triển, ảnh hưởng đến an nình năng lượng và sự phát triển bền vững. “Tư nhân vào thì nó mới tạo ra thị trường, tư nhân thì người ta mới phát triển theo tư duy của thị trường và tính cạnh tranh sẽ cao hơn nhiều. Mình phải bình đẳng trong việc đối xử với người ta, mà để bình đẳng đối xử, để cạnh tranh cho rõ ràng thì phải công khai, minh bạch” - tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng ban Chiến lược, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nhấn mạnh và cho biết thêm, tư nhân tham gia sâu hơn vào ngành năng lượng không chỉ đảm bảo vững chắc hơn cho an ninh năng lượng của đất nước, mà còn tạo môi trường minh bạch để nền kinh tế thực sự phát triển bền vững.
Theo ông Hoàng Anh Đức - Trưởng đại diện Tập đoàn Năng lượng Enterprize tại Việt Nam, khi có nhà đầu tư tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì họ sẽ trực tiếp quản lý và xây dựng, và sẽ không chịu tác động quá nhiều bởi thu xếp vốn và đầu tư vốn bởi vì họ đã đi cùng các tổ chức quốc tế để tham gia ngay từ đầu.
Không chỉ là vốn, công nghệ, sự tham gia của tư nhân cũng sẽ khiến ngành năng lượng thay đổi cơ bản, tạo lập được thị trường đúng nghĩa cho phát triển.
Tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào ngành năng lượng là một trong nhiều điểm rất mới trong định hướng phát triển năng lượng của Việt Nam, nhưng ngoài ra, Nghị quyết 55 còn rất nhiều điểm đột phá khác. Là cơ quan xây dựng nội dung Nghị quyết 55, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng đây là những điểm có thể tháo gỡ được nút thắt trong phát triển năng lượng, giải quyết bài toán năng lượng phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai.
Nghị quyết 55 là bước đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia và là chìa khóa sự thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng. Nghị quyết cũng đã nêu rõ những hạn chế, yếu kém của ngành năng lượng nước ta thời gian vừa qua và đưa ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và tầm nhìn để phát triển. “Khi các nguồn năng lượng sơ cấp đã dần cạn kiệt, mục tiêu phát triển các ngành năng lượng tái tạo là hướng đi đúng và tất yếu đối với Việt Nam. Xu hướng này sẽ là kim chỉ nam cho phát triển ngành năng lượng trong tương lai” - tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

EVNHANOI: khẩn trương thi công các công trình cải tạo nâng cấp lưới điện

Năm 2023, EVNHANOI đặt mục tiêu tiết kiệm từ 2,2% điện thương phẩm trở lên

Bộ Công Thương đề nghị các địa phương tăng cường quản lý kinh doanh xăng dầu

Xây dựng khung giá bán lẻ điện bình quân để phù hợp với thị trường điện

PC Thanh Hóa đảm bảo cung ứng điện chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ gieo cấy vụ chiêm xuân 2023
Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư hơn 100 dự án lưới điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Chính phủ ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân mới từ 1.826,22 đồng - 2.444,09 đồng/kWh

EVN phát động thi đua nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương xây dựng lộ trình, phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023

Điện lực miền Nam: Đóng điện vận hành công trình đường dây 110KV Tân Biên - Suối Dộp

PGS.TS Ngô Trí Long: Điều chỉnh sớm giá xăng dầu là hài hoà, hợp lý

Điện khí hoá và giảm phát thải là ưu tiên toàn cầu trong năm 2023

Chủ tịch EVNNPT kiểm tra công tác ứng dụng khoa học công nghệ tại PTC1

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Bộ Công Thương đã chủ động, linh hoạt trong điều hành giá xăng dầu

Điện lực miền Nam: Cung cấp điện an toàn, ổn định 21 tỉnh thành phía Nam trong dịp Tết

Giá xăng dầu hôm nay 30/1: Từ 19h, xăng tăng từ 977-993 đồng/lít, giá dầu tăng từ 568-890 đồng/lít

EVN triển khai nhiệm vụ sau tết Nguyên đán 2023

Thách thức giải phóng mặt bằng dự án truyền tải điện: Cần sự vào cuộc từ các bộ, ngành, địa phương

Sê San - Dòng sông năng lượng xanh

TKV ra quân, phấn đấu sản xuất gần 40 triệu tấn than năm 2023

Sản lượng điện tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán 2023 giảm hơn 30%

'Doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu là không thể chấp nhận'

Trò chuyện đầu năm với Thợ giỏi ở Trạm biến áp 500kV Vân Phong
