Thứ năm 15/05/2025 16:16

Loại bánh bình dân có đủ 3 tiêu chí ngon-bổ-rẻ ở Hà Nội

Bánh giò Hà Nội là một trong số các đặc sản của người dân Thủ đô. Món ăn bình dân nhưng mang hương vị đậm chất truyền thống của người dân Việt.

Bánh giò là loại bánh truyền thống của người Hà Nội, là thứ bánh ăn chơi, là thứ quà chiều rất đặc trưng của người dân Thủ đô. Đầy đủ 3 tiêu chí ngon - bổ - rẻ, bánh giò nóng được rất nhiều thực khách yêu thích. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở bất cứ đâu tại Hà Nội.

Bánh giò nên ăn khi còn nóng, khi ăn vỏ bánh mềm, dẻo và không bị nát

Bánh có hình chóp được gói bằng lá chuối với bột gạo, thịt lợn và mộc nhĩ. Gạo làm bánh là gạo tẻ không quá khô, dẻo được ngâm rồi đem đi xay để làm bánh. Công đoạn khuấy bột và đánh bột là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của chiếc bánh. Bánh được gói ngay khi bột còn nóng, như vậy lúc hấp lên, bánh sẽ mềm, thơm và chín đều.

Nhân bánh phải chọn thịt nạc vai có như vậy bánh mới thơm, khi ăn vào có vị ngọt của thịt và mùi thơm của mộc nhĩ, hành khô và một ít nấm hương. Nhân phải được xào chín trước khi gói.

Lá dùng để gói bánh là lá chuối tây, chọn những chiếc lá còn tươi rửa sạch phơi cho ráo nước và mặt lá hơi se lại là có thể dùng được. Đầu tiên, cho một lớp bột lên lá sau đó đến nhân và thêm một lớp bột bánh phía trên cùng nữa. Khi gói phải kín để khi luộc bánh nước ko bị ngấm vào và bột bánh cũng không bị chảy ra ngoài làm mất đi vẻ đẹp của bánh.

Khi luộc bánh phải đổ nước xấp mặt bánh, lửa cháy đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá để bánh chín mềm, thơm, có vị trong của gạo tẻ. Lúc nào thấy nồi bánh có mùi thơm tỏa ra, lá chuối đã ngả màu là bánh đã chín.

Bánh giò nên ăn khi còn nóng, khi ăn vỏ bánh mềm, dẻo và không bị nát đặc biệt là mùi thơm dịu của bột gạo tỏa ra đầy quấn hút. Ở bánh giò thì người làm đã cho đầy đủ gia vị nên chiếc bánh đã rất đậm đà vì vậy khi ăn chúng ta hầu như không cần thêm bất cứ gia vị gì có chăng những người nào thích ăn cay có thể thêm 1 chút tương ớt.

Cũng chẳng ai nhớ bánh giò Hà Nội có từ bao giờ, chỉ biết rằng đến hiện tại món ăn này đã gắn bó với người dân nơi đây rất lâu. Nó trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực Thủ đô, làm say lòng du khách khi ghé thăm Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Trần Hà
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa ẩm thực

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Hơn 4.400 thí sinh sẵn sàng thi tốt nghiệp

Thành phố Huế: 300 học sinh được hướng nghiệp theo chuẩn Đức

OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

Thời tiết hôm nay 15/5: Nam Bộ dự báo có mưa đá

Thời tiết biển hôm nay 15/5/2025: Gió hoạt động cường độ yếu

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Hải đội 211 tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sốt vé, săn phòng sớm vì 'concert Quốc gia' dịp 2/9

Doanh nghiệp hưởng lợi khi đưa sản phẩm công nghệ lên Cổng 57

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện ghép thận

Đề nghị bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái

EVNCPC: Gần 100 tỷ đồng cho các phong trào thi đua

Thành phố Huế: Khuyến cáo người chơi chim cảnh cần có giấy tờ hợp pháp

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 tại Việt Nam

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Đền thờ Bác Hồ tại Cù Lao Dung: Biểu tượng lịch sử của người dân Sóc Trăng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia số hóa thủ tục hành chính

VinSpeed chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam