Thứ năm 15/05/2025 02:22

Lo người nghèo không có biển số đẹp, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu gây tranh cãi

Khi đưa đấu giá biển số đẹp vào đời sống, nhà nước có thêm ngân sách là điều đáng mừng nhưng người dân nghèo cũng mất đi cơ hội "đổi đời".

Tại phiên Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số ô tô thông qua đấu giá mới đây, các đại biểu tập trung thảo luận quy định mức đấu giá khởi điểm biển số xe ô tô theo vùng, quyền mua bán, trao đổi, cho, tặng biển số sau khi trúng đấu giá...

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP.Hồ Chí Minh

Theo đó, một số đại biểu Quốc hộilo ngại sẽ xảy ra tình trạng người nghèo không thể sở hữu biển số xe đẹp khi đấu giá, trong khi người giàu lại sở hữu rất nhiều biển đẹp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP.Hồ Chí Minh cho rằng, dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số ô tô thông qua đấu giá sẽ tạo được thêm nguồn thu cho ngân sách. Việc đấu giá này được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng cần được làm rõ.

"Theo quy định hiện hành, người dân được tự do bấm biển số ô tô khi đi đăng ký ở cơ quan công an. Thực tế, đã rất nhiều người dân bình thường bấm trúng biển số xe ô tô 99999, 12345, 56789... Tuy nhiên, nếu khi áp dụng nghị định mới đấu giá biển số xe, thì chắc chắn những biển số được cho là đẹp như trên sẽ không thể đến tay người nghèo, hầu hết những người có điều kiện kinh tế sẽ sở hữu", ông Nghĩa nói và đặt câu hỏi liệu rằng điều này có tạo nên sự bất bình đẳng trong người dân?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, kinh tế thị trường có khoảng cách giàu nghèo. Việc đấu giá biển số xe sẽ khiến người nghèo không đi được chiếc xe như người giàu, nhưng nay người nghèo lại không có cơ hội sở hữu biển số đẹp như người giàu nữa thì càng bất bình đẳng. Đại biểu đề nghị, nên tham khảo ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Nếu thấy nghị quyết còn nhiều vấn đề thì có thể dừng lại nghiên cứu tiếp, “không nên gấp việc này”. Lý do là nếu đưa quá nhiều vào nghị quyết nhưng chưa "chín", thì 3 tháng sau Quốc hội lại phải ngồi sửa lại nghị quyết”- vị đại biểu này nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, ông Dương Ngọc Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh lo ngại sẽ xảy ra tình trạng người nghèo không bao giờ còn được sở hữu biển số đẹp khi đăng ký mua xe mới vì nếu đấu giá thì mức tiền đẩy lên rất cao, trong khi người giàu lại sở hữu rất nhiều.

Ông Hải cũng lo ngại, liệu rằng sẽ phát sinh tình trạng một nhóm người chuyên đi đấu giá biển số giá hời ở các địa phương khác rồi về trung tâm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh bán lại với giá cao hơn vài tỷ đồng để trục lợi. Vì vậy, đại biểu Hải đề nghị cần quy định rõ việc mua bán, trao tặng, sử dụng biển số đấu giá này.

Từ một biển số vô tri với người nghèo nhưng có ý nghĩa với người thích biển đẹp, nên dù biển số này gắn với chiếc xe bình dân cũng đủ để tăng giá trị gấp nhiều lần. Nguồn cầu luôn có, nên người nghèo may mắn trúng biển đẹp dễ dàng bán xe để có thêm một khoản tiền không nhỏ trang trải cuộc sống. Nếu nói trúng biển đẹp như trúng số cũng không sai.

Việc đấu giá biển số đẹp được nhiều nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng cần được làm rõ

Tuy nhiên, rất nhiểu độc giả trên mạng xã hội có suy nghĩ đồng cảm với phát biểu "ngược dòng" của đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa.

Đấu giá phải làm công bằng, không thể để lợi cho một nhóm người, đó là công bằng xã hội”- một độc giả cho biết

Có ý kiến lại cho rằng: “Có khi nào người nghèo bốc trúng biển đẹp đâu. May rủi cũng phân biết sang hèn!

Liên quan đến sự công bằng, có độc giả nhấn mạnh: “Chính phủ hãy đảm bảo công bằng, văn minh. Dân chỉ chỉ quan tâm tiền đó có được vào ngân sách Nhà nước và phân bổ cho mục đích phục vụ cộng đồng không?

Xét cho cùng, biển số đẹp cũng có thể là hàng hoá mua bán như nhiều nước trên thế giới đã làm. Điều đó tốt cho cả đất nước và người dân.

Lan Anh- Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Cần tiêu chí riêng để đánh giá cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Sửa luật ngân sách: Phân cấp nguồn thu, tăng quyền địa phương

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch tỉnh

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng