Lĩnh vực Công Thương có nhiều chuyển biến tích cực
Thời sự 06/11/2020 08:52 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cụ thể, hệ thống hạ tầng thương mại được chú trọng phát triển, kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền thống và hiện đại. Ký kết và triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc triển khai chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu; xuất siêu 5 năm liên tiếp, nhất là trong bối cảnh đại dịch covid-19 tác động, 10 tháng đầu năm 2020 đã xuất siêu kỷ lục, đạt trên 18,7 tỷ USD. Hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bán hàng đa cấp được tăng cường.
![]() |
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình |
Việc xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương được tập trung chỉ đạo, từng bước phân nhóm các dự án để xác định phương án xử lý cụ thể, khả thi, dứt điểm, bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị và theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: xử lý trên nguyên tắc đề cao tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp, theo nguyên tắc, cơ chế thị trường, nhà nước không cấp thêm vốn vào dự án, hạn chế tối đa thiệt hại cho Nhà nước, quan tâm tới quyền của người lợi người lao động, an sinh - xã hội, môi trường và ổn định xã hội. Cụ thể: (1) Nếu tháo gỡ được vướng mắc về thuế suất GTGT 5% đối với phân bón (QH sẽ có ý kiến về dự thảo NQ về thuế GTGT phân bón tại kỳ họp này), bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu thì sẽ tháo gỡ được cho các dự án DAP-1 Hải Phòng, DAP-2 Lào Cai, Đạm Ninh Bình và có thể đưa DAP-1 Hải Phòng ra khỏi danh sách 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả trong thời gian tới; (2) Một số dự án đã tìm được đối tác hợp tác đầu tư hoặc đang có nhà đầu tư quan tâm mua lại tiếp tục đầu tư, hiện đang thương thảo với nhà đầu tư vào các dự án như: Nhà máy sản xuất sơ xợi Đình Vũ, Nhà máy gang thép Thái nguyên GĐ 2 và Dự án Thép Việt Trung. Về Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có nhiều khó khăn, vướng mắc do có sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng; cho đến nay đã hoàn thành xấp xỉ 86% khối lượng; Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo, giao nhiệm vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục triển khai, hoàn thành xây dựng nhà máy đưa vào vận hành trong năm 2021 - 2022 đảm bảo chất lượng và an toàn.
![]() |
Lĩnh vực Công Thương có nhiều chuyển biến tích cực (Ảnh minh hoạ) |
Công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện được triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 62 của Quốc hội. Từng bước đẩy mạnh xã hội hóa phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngày càng được phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên theo Chính phủ, bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực Công Thương vẫn còn một số tồn tại như: Công tác quản lý thị trường còn bất cập. Việc xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương có nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đúng kế hoạch. Một số bất cập giữa quy hoạch và đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện còn chưa được xử lý triệt để. Quản lý quy hoạch và xây dựng thủy điện có nơi còn chưa chặt chẽ, còn có dự án thủy điện nhỏ có tác động đáng kể đến môi trường.
Bên cạnh lĩnh vực Công Thương, Phó Thủ tướng cũng báo cáo tóm tắt về các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác và cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa, tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội trong thời gian tới, nhất là những nội dung còn hạn chế, yếu kém, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ: Biến nguy thành cơ, chủ động thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, mở rộng thị trường xuất khẩu

Kiến nghị 4 nội dung để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại

Thực hiện nhiều giải pháp để xuất nhập khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Thủ tướng Chính phủ: Bàn cho đúng, trúng các vấn đề để tiếp tục mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 9 nhóm nhiệm vụ tại hội nghị thúc đẩy sản xuất trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023
Tin cùng chuyên mục

Mùa xuân của Đảng là mùa xuân của đất nước

Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, mở rộng thị trường xuất khẩu

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tiếp tục lập kỷ lục, tăng trưởng 6%, đạt 394 tỷ USD

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Điều chỉnh giá điện sẽ được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động

Ban Nội chính Trung ương có tân Phó Trưởng Ban

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023: Chỉ số giá tiêu dùng tăng, công nghiệp, xuất khẩu có xu hướng giảm

Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bức tranh kinh tế tháng 1/2023 có gì đặc biệt?

Thủ tướng Chính phủ: Chủ động, tập trung tạo động lực cho tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ: Làm quyết liệt, triệt để những tồn đọng, ứng phó với biến động

Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội nghị triển khai chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Thủ tướng Chính phủ: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường việc làm cho người lao động

Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị về Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ với 800 khách mời tham dự

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư đánh giá công tác tổ chức Tết Quý Mão 2023

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giữ vững thị trường và mặt hàng truyền thống, mở rộng thị trường và mặt hàng mới

Báo chí phải nhanh hơn, nhạy hơn, chính xác và chuyên nghiệp hơn

55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
