Linh thiêng dáng chùa Việt nơi nóc nhà Đông Dương

PV

PV

Hiện hữu ở cao điểm linh thiêng đất Việt – đỉnh Fansipan là quần thể kiến trúc tâm linh kỳ vĩ tựa kiệt tác giữa mây ngàn.
Choáng ngợp trước khoảnh khắc kỳ ảo trên đỉnh Fansipan mùa đông Cầu hôn trên đỉnh Fansipan và muôn kiểu đón năm mới ở Sun World Nhộn nhịp Lễ hội khèn hoa, Hội xuân mở cổng trời trên đỉnh Fansipan

Những nếp chùa Việt nương vào non cao, ẩn hiện giữa mây ngàn là nơi người người ước mong tìm về chiêm bái, hành hương và cảm nhận những an lạc giữa đất trời.

Giải mã cao điểm linh thiêng Fansipan

Trong nhiều nền văn hóa, những ngọn núi cao luôn mang sắc màu huyền bí, thiêng liêng và cũng không ít những giai thoại được truyền lại muôn đời về nguồn gốc, lịch sử hình thành của chúng. Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa, độ cao khó chinh phục, những hiện tượng tự nhiên như mây vần gió cuộn, sấm sét xoay quanh và khởi nguồn của những dòng nước chảy từ đỉnh đã khiến những ngọn núi trở nên bí ẩn, thiêng liêng trong tâm khảm con người.

Theo nhà sử học, GS Lê Văn Lan, tại Việt Nam, núi luôn được đánh giá cao trong tâm thức dân tộc là thực thể tạo nên đất Việt và trong nghiên cứu thực tế, những bằng cớ khảo cổ học đầu tiên về thời nguyên thủy của lịch sử dân tộc cũng được chốt lại ở những ngọn núi. Trong thế giới tinh thần, tâm linh thì núi non đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể thấy từ xa xưa các học giả, trí giả, trí thức đã chọn ngọn núi – Ba Vì là thần điện của nước Việt, còn đệ nhất tứ bất tử cũng là vị thần núi – Sơn Tinh.

Linh thiêng dáng chùa Việt nơi nóc nhà Đông Dương
Đặt chân tới Nóc nhà Đông Dương - Fansipan, du khách thu vào tầm mắt non sông gấm vóc Tổ quốc.

Ông phân tích, cao điểm linh thiêng của Việt Nam là Ba Vì kết nối với cao điểm lớn nhất của thế giới là Himalaya, tạo thành một trục thần đạo, mà ở giữa có thể thấy đỉnh thiêng Fansipan – Nóc nhà Đông Dương là cao điểm nằm chính giữa. Đặc biệt, Fansipan cũng là một đỉnh thiêng nằm trong trục thần đạo trải dài từ Bắc vào Nam, kết nối với đỉnh Bà Nà (Đà Nẵng) hay Bà Đen (Tây Ninh). Ở tuổi 88, giáo sư đã từng thành công tới đỉnh thiêng Fansipan, mà ông tin rằng khí trời và long mạch tụ tại nơi đây giúp ông làm được điều đó.

“Fansipan là mạch liền nối đường huyệt đạo lên Himalaya mà Lâm Tì Ni của Nepal – đất Phật là điểm chốt ở đó. Ngày nay trên đỉnh Fansipan, văn hóa Phật giáo cũng chiếm lĩnh, chính sự cân bằng giữa Phật giáo và thế giới tâm linh bản địa đã tạo nên giá trị có một không hai của đỉnh Fansipan”, ông nói.

Linh thiêng dáng chùa Việt nơi nóc nhà Đông Dương
Đỉnh Fansipan được ví như nơi gặp gỡ đất trời, với nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như tuyết rơi, biển mây, Phật quang…

Dáng chùa Việt nơi nóc nhà Đông Dương

Trong triết lý Phật giáo – một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, những ngọn núi đóng vai trò trung tâm như núi Meru được coi là trung tâm của vũ trụ vật chất, tinh thần. Phật tử cổ xưa tin rằng, núi cao là nơi hấp thụ được nhiều năng lượng, linh khí của trời đất và phù hợp với chủ trương “xuất thế” của Phật giáo: buông bỏ tất thảy thế tục, rời bỏ những cám dỗ để tu tập giác ngộ. Vì thế từ ngàn xưa những đỉnh núi cao luôn được lựa chọn là điểm xuất gia, tu hành hay xây dựng những sơn tự.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, Phật giáo đã để lại cho nhân loại những công trình tâm linh kỳ vĩ, đặc biệt là những sơn tự cổ kính trên đỉnh thiêng. Trong đó phải kể đến Rongbuk tu viện cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 5.000 m trên Everest. Hay ở Trung Quốc, thì “Tứ Đại Danh Sơn” bao gồm Phổ Đà sơn, Ngũ Đài sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn được coi là bốn ngọn núi thiêng bậc nhất của Phật giáo nước này.

Trở lại Việt Nam, nơi Phật giáo đã hình thành và phát triển 2.000 năm cũng sở hữu biết bao sơn tự linh thiêng như chùa Đồng ở Yên Tử, Quảng Ninh hay Chùa Bà ở Núi Bà, Tây Ninh. Như Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng phân tích: “Trong triết học Phật Giáo, những đỉnh núi cao được coi là nơi hấp thu tinh hoa của đất trời và nếu có Đức Phật ngự trị ở đó, sẽ đem lại sự an lành cho muôn dân trăm họ và khơi dậy những tiềm năng thiên cổ để phát triển đời sống hiện tại”.

Linh thiêng dáng chùa Việt nơi nóc nhà Đông Dương
Đại tượng Phật A Di Đà từ bi giữa mây ngàn gió núi.

Cũng theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, nơi đỉnh Fansipan kỳ vĩ, hiện hữu một công trình tâm linh Phật giáo là niềm hân hoan của tăng ni, Phật tử và là niềm tự hào của người Việt. Ngày nay tọa lạc nơi đỉnh Fansipan, cao điểm linh thiêng của nước Việt là quần thể tâm linh Fansipan, trải dài từ độ cao 2.900 m lên tới đỉnh. Quần thể bao gồm 12 công trình kiến trúc mang dáng những ngôi chùa Việt cổ từ thế kỷ 15-16. Đặc biệt tất cả các công trình văn hóa nơi đỉnh Fansipan đều được kỳ công kiến tạo từ vật liệu tự nhiên như gỗ tứ thiết, đá xanh nguyên khối, đất nung phủ men… Với kích thước hạn chế, nương theo thế đất, tôn trọng thiên nhiên, các công trình nơi đỉnh thiêng Fansipan tự như đã tựa vào non cao từ cả trăm năm trước.

“Quần thể tâm linh Fansipan được thiết kế theo lối kiến trúc văn hóa Phật giáo truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là yếu tố nghệ thuật Phật giáo thời Trần. Qua đó có thể thấy rằng, quần thể tâm linh thể hiện mong muốn khơi dậy tiềm năng vốn có của đỉnh Fansipan hùng vỹ, để phục vụ phát triển đời sống bà con và du lịch”, thượng tọa chia sẻ.

Linh thiêng dáng chùa Việt nơi nóc nhà Đông Dương
Dáng chùa Việt nơi đỉnh thiêng Fansipan tiệp với màu xanh của đại ngàn, khi ẩn hiện giữa màn sương, đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.

Mỗi mùa xuân hay những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, hàng nghìn tăng ni và Phật tử từ mọi miền Tổ quốc hân hoan về với Fansipan, chiêm bái đảnh lễ trước quần thể tâm linh giữa mây ngàn gió núi. Thong dong trên đường La Hán chiêm bái 18 bức tượng La Hán bằng đồng dưới những bóng đỗ quyên cổ thụ nhiều trăm năm tuổi, hay cung kính trước Kim Sơn Bảo Thắng Tự ở độ cao hơn 3.000m, chắp tay cầu khấn bình an trước Đại tượng Phật A Di Đà thâm nghiêm giữa mây ngàn… mỗi người đều tìm thấy tâm tĩnh, lòng an trong những nếp chùa Việt ẩn hiện giữa sương mây, trầm mặc tựa mình vào đá núi. Fansipan bởi thế, không chỉ còn là điểm du sơn đơn thuần mà trở về đúng nghĩa cao điểm linh thiêng nước Việt, di sản cho ngàn đời sau./.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Sun Group

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam – Trung Quốc: Khởi động tuyến du lịch vàng “Hai quốc gia- Sáu điểm đến”

Việt Nam – Trung Quốc: Khởi động tuyến du lịch vàng “Hai quốc gia- Sáu điểm đến”

Ngày 28/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến khởi động tuyến du lịch vàng “Hai quốc gia-Sáu điểm đến” giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết tạo sức bật cho du lịch phát triển

Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế - xã hội trọng điểm của cả nước, đồng thời là khu vực tập trung nhiều tài nguyên du lịch nổi trội.
15 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2023)

15 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2023)

15 quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023 diễn ra từ 13-16/4 với chủ đề “Du lịch văn hoá”.
Sa Pa là một trong những điểm đến được yêu thích nhất dịp 30/4

Sa Pa là một trong những điểm đến được yêu thích nhất dịp 30/4

Gần 1 tháng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều du khách đã lên kế hoạch du lịch Sa Pa vì yêu thích thời tiết mát mẻ, tiết kiệm chi phí, trải nghiệm nhiều lễ hội
Quý 1/2023: Du lịch Hà Nội đón gần 5,9 triệu lượt khách

Quý 1/2023: Du lịch Hà Nội đón gần 5,9 triệu lượt khách

Trong quý 1/2023, du lịch Hà Nội dự kiến đón gần 5,9 triệu lượt khách, đây là kết quả khả quan trong mục tiêu đón 22 triệu lượt khách năm 2023 của thủ đô.

Tin cùng chuyên mục

Khám phá lễ hội Carnival Sắc màu du lịch tại Thừa Thiên Huế

Khám phá lễ hội Carnival Sắc màu du lịch tại Thừa Thiên Huế

Tối 26/3, trên tuyến phố đi bộ Hai Bà Trưng, TP. Huế, Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ hội Chào hè Huế 2023 với chương trình Carnival Sắc màu du lịch.
Thừa Thiên Huế: Khai trương phố đi bộ chuyên bán hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực ba miền

Thừa Thiên Huế: Khai trương phố đi bộ chuyên bán hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực ba miền

Tối ngày 26/3, tuyến phố đi bộ Hai Bà Trưng, TP, Huế, Thừa Thiên Huế chính thức khai trương. Rất đông người dân và du khách tham gia thưởng ngoạn, mua sắm.
Quảng Ninh đón tàu quốc tế hơn 2.000 khách du lịch

Quảng Ninh đón tàu quốc tế hơn 2.000 khách du lịch

Ngày 26/3, tàu biển cao cấp Mein Schiff 5 (quốc tịch Malta) chở 2.191 khách du lịch châu Âu đến tham quan, du lịch tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Bị đánh giá kém chất lượng, người làm du lịch Tà Xùa lên tiếng

Bị đánh giá kém chất lượng, người làm du lịch Tà Xùa lên tiếng

Gần đây, dịch vụ du lịch ở Tà Xùa đang nhận về nhiều đánh giá không tốt về giá cả và chất lượng không tương xứng, những người làm dịch vụ ở Tà Xùa đã lên tiếng.
Khai mạc lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023: “Kết nối di sản phát triển du lịch”

Khai mạc lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023: “Kết nối di sản phát triển du lịch”

Tối 24/3 tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 đã chính thức khai mạc với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch”.
Thị trường du lịch 30/4 và 1/5: Nhiều tour nước ngoài đã kín chỗ

Thị trường du lịch 30/4 và 1/5: Nhiều tour nước ngoài đã kín chỗ

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên nhu cầu du lịch tăng cao, trong đó nhiều tour đi nước ngoài đã “chốt sổ” từ sớm.
Thích thú trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê tại Đà Nẵng

Thích thú trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê tại Đà Nẵng

Từ ngày 18/3 đến nay, dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê tại thành phố Đà Nẵng đã thu hút trên 2.500 lượt thuê, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người dân.
“Bắt bệnh” vì sao du lịch Ninh Thuận chưa hút khách?

“Bắt bệnh” vì sao du lịch Ninh Thuận chưa hút khách?

Ninh Thuận có vẻ đẹp thiên phú bởi rừng và biển, lại là kinh đô của nền văn hóa Chăm Pa cổ xưa, nhưng vì sao du lịch Ninh Thuận lại chưa hút khách?
Cán bộ sân bay cần “mỉm cười” nhiều hơn để giữ chân du khách quốc tế

Cán bộ sân bay cần “mỉm cười” nhiều hơn để giữ chân du khách quốc tế

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã “hiến kế” giúp du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam nhiều hơn tại hội thảo “Hiến kế hút khách quốc tế”.
Quảng Bình: Tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 734 tỷ đồng trong quý I

Quảng Bình: Tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 734 tỷ đồng trong quý I

Với việc phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, nâng cao công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, du lịch Quảng Bình đã có nhiều tín hiệu khả quan.
Lâm Đồng sẽ tổ chức Tuần lễ vàng Du lịch lần thứ 2 năm 2023

Lâm Đồng sẽ tổ chức Tuần lễ vàng Du lịch lần thứ 2 năm 2023

Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 2 năm 2023 dự kiến diễn ra từ 27/4 đến 3/5 với 23 hoạt động, nhằm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.
Loạt điểm đến độc đáo trong tour du lịch Hàn Quốc miễn visa dịp 30/4

Loạt điểm đến độc đáo trong tour du lịch Hàn Quốc miễn visa dịp 30/4

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tuyến du lịch nước ngoài đã kín chỗ vì thủ tục visa đòi hỏi nhiều thời gian, theo đó,điểm đến miễn visa đang nhận được sự quan tâm.
Hải Phòng: Sẽ có bắn pháo hoa trong khai mạc du lịch Cát Bà 2023

Hải Phòng: Sẽ có bắn pháo hoa trong khai mạc du lịch Cát Bà 2023

UBND TP. Hải Phòng sẽ tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút vào ngày 31/3/2023 tại huyện Cát Hải.
Đồn điền CADA - nơi khởi nguồn của ngành cà phê Việt Nam

Đồn điền CADA - nơi khởi nguồn của ngành cà phê Việt Nam

Đồn điền CADA là cơ sở cách mạng, địa chỉ đỏ của phong trào công nhân đồn điền Đắk Lắk, là nơi khởi nguồn của ngành cà phê Việt Nam.
Bộ Công an đề xuất tăng thời hạn miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày

Bộ Công an đề xuất tăng thời hạn miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày

Tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, Bộ Công an đề xuất quy định về thời hạn đơn phương miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày.
Độc đáo tour trải nghiệm thực tế kết nối di sản tại Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023

Độc đáo tour trải nghiệm thực tế kết nối di sản tại Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023

Với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch”, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 sẽ được tổ chức độc đáo, khác biệt với tour trải nghiệm thực tế kết nối di sản.
TP. Hồ Chí Minh đón đoàn du khách Trung Quốc đầu tiên sau 3 năm Covid

TP. Hồ Chí Minh đón đoàn du khách Trung Quốc đầu tiên sau 3 năm Covid

Đoàn khách Trung Quốc đầu tiên đã đến tham quan, du lịch tại TP. Hồ Chí Minh sau 3 năm quốc gia này đóng cửa ngành du lịch vì dịch bệnh COVID-19.
Giải pháp nào để phát triển bền vững du lịch của tỉnh Quảng Ninh?

Giải pháp nào để phát triển bền vững du lịch của tỉnh Quảng Ninh?

Ngày 17/3, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị phát triển du lịch Quảng Ninh năm 2023.
Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Với những lợi thế, “đặc sản” du lịch riêng có, huyện Mù Cang Chảỉ (Yên Bái) đã, đang đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tạo bứt phát phát triển kinh tế địa phương.
Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về tầm quan trọng của giá trị tích hợp du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động