Linh hoạt với room tín dụng

Bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, giao các ngân hàng thương mại chủ động hoạt động cung tiền cho nền kinh tế đang được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc.
Những ngân hàng nào được 'nới' room tín dụng? Nới room tín dụng, tạo đà cho doanh nghiệp tăng tốc dịp cuối năm Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Tại sao phải giới hạn tăng trưởng tín dụng?

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thị trường ngân hàng chứng kiến sự tăng trưởng nóng hơn bao giờ hết, đặc biệt là 2007 và nửa đầu 2008. Vốn tín dụng chảy ồ ạt vào nền kinh tế, tập trung ở các lĩnh vực nóng như: Cho vay bất động sản, chứng khoán và tín dụng. Đỉnh điểm, nền kinh tế năm 2007 ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng tới 51,39%. Lãi suất huy động năm đó cũng khá cao, giao động trên dưới 10%/năm. Cho đến những tháng đầu năm 2008, lãi suất huy động trên thị trường tăng phi mã, lên tới 19,2%, đưa lãi suất cho vay lên tới 22 - 25%. Ngân hàng Nhà nước cũng tăng lãi suất cơ bản cao tới 14% và lãi suất tín phiếu lên 13%.

Tiền chảy vào nền kinh tế quá nhiều, tăng trưởng nóng khiến cho nhà điều hành phải có những động thái “hãm phanh” như việc đưa ra mức trần lãi suất huy động, cho vay vào cuối năm 2008. Đồng thời, những năm tiếp theo, để giữ an toàn hệ thống cũng như đưa hoạt động tăng trưởng tín dụng không quá nóng, từ năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trở lại giải pháp cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) cho các ngân hàng thương mại.

Thực tế, năm 1994, room tín dụng đã được áp dụng nhưng chỉ được dùng với các ngân hàng thương mại quốc doanh; sau đó có áp dụng tới nhóm thương mại cổ phần và từ năm 1998, nhà điều hành không sử dụng công cụ này một cách thường xuyên mà chỉ áp dụng khi cần thiết.

Linh hoạt với room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bỏ room tín dụng. Ảnh: Duy Minh

Dựa trên tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế của năm trước và tùy thuộc vào “sức khỏe” của các ngân hàng thương mại, mức tăng tín dụng tối đa mà các ngân hàng thương mại được thực hiện sẽ được nhà điều hành công bố đầu mỗi năm. Room tín dụng năm 2011 là 20%; năm 2012, Ngân hàng Nhà nước phân giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo nhóm, cụ thể: Nhóm 1 tối đa 17%, nhóm 2 tối đa 15%, nhóm 3 tối đa 8% và nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng… Những năm tiếp theo, room tín dụng dần được nhà điều hành nới lỏng, dựa trên sức khỏe của nền kinh tế, khả năng hấp thụ vốn và nhằm mục tiêu hỗ trợ phương tiện thanh toán và hỗ trợ tăng trưởng, xê dịch quanh các mức từ 12 - 15% và cao nhất lên 20% vào năm 2016.

Và cùng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thì ở giai đoạn này cơ cấu tín dụng đã có sự thay đổi, tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.

Từng bước nới lỏng và tiến tới bỏ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 3/2/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 15,65 triệu tỷ đồng, tăng 0,19% so với năm 2024, cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 (giảm 0,6%)... Được giao chỉ tiêu tăng trưởng năm 2025 từ cuối năm 2024 nên ngay từ đầu năm nay các ngân hàng thương mại đã tập trung đẩy vốn ra nền kinh tế.

Trên thực tế, để đảm bảo an toàn hệ thống, bên cạnh chỉ tiêu tăng trưởng thì Ngân hàng Nhà nước còn đồng thời ban hành các quy định về đảm bảo an toàn vốn, tài sản và lĩnh vực cho vay cũng như các tiêu chí đảm bảo an toàn khác theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra, hoạt động tái cơ cấu hệ thống thông qua kiểm soát, sáp nhập các ngân hàng yếu kém cũng đã giúp hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Đồng thời, bản thân mỗi ngân hàng cũng đã tự điều chỉnh vì mục tiêu tăng trưởng an toàn, bền vững. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, room tín dụng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Thực tế là năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bỏ room tín dụng với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong 1 - 2 năm trở lại đây và đây là tín hiệu tích cực trong điều hành. Thay vì giao theo đợt hằng năm thì từ 2024 room tín dụng đã được giao 1 lần từ đầu năm và cuối năm 2024 nhà điều hành đã thông báo chỉ tiêu của năm sau để các ngân hàng chủ động trong kế hoạch kinh doanh cũng như kiểm soát được mức đưa vốn ra nền kinh tế của mình. Đây là cách quản lý linh hoạt và cũng là thông điệp chính sách từ nhà điều hành là không thả lỏng mà dựa vào “sức khỏe” của hệ thống chứ không dùng biện pháp mang tính hành chính. TS. Võ Trí Thành cho rằng, đây là tín hiệu để có thể hy vọng room tín dụng sẽ được bỏ trong thời gian không xa.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại mới đây cũng khẳng định: Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bỏ room tín dụng.

Thông tin rõ hơn về chính sách điều hành này, Phó Thống đốc cho biết, một trong những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước là đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng để đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%.

“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đồng thời, sẽ chủ động, kịp thời điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế mà không cần văn bản đề nghị từ các tổ chức tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú bày tỏ.

Năm 2024, tín dụng tăng trưởng 15,08%, bổ sung thêm cho nền kinh tế 2,2 triệu tỷ đồng (doanh số cho vay 23 triệu tỷ đồng); lãi suất cho vay giảm 1,24% so với cuối năm 2023. Thị trường ngoại tệ, tỷ giá ổn định. Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng yếu kém. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát thấp hơn mục tiêu 3% đề ra. Đây là những yếu tố tích cực để nhà điều hành hướng tới bỏ room tín dụng, trao quyền tự chủ tăng trưởng cho các ngân hàng thương mại.
Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tăng trưởng tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

Vì sao FiinRatings nâng triển vọng tín nhiệm F88 sang “thuận lợi”?

FiinRatings vừa chính thức nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Công ty Cổ Phần Kinh doanh F88 từ “ổn định” lên “thuận lợi”.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank được vinh danh 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp SME.
Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Manulife IM Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 với nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là hiệu quả hoạt động của các quỹ mở do công ty quản lý.
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Khu vực 12 ‘góp’ 189 nghìn tỷ đồng để tín dụng tăng 16%

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 16%, tương đương 2,5 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực 12 cần mở rộng thêm 189 nghìn tỷ đồng.
Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Danh Khôi nói gì về nguyên nhân lỗ 137 tỷ năm 2024?

Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi (NRC) vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần hơn 5 tỷ đồng, lỗ ròng khoảng 137 tỷ đồng.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2024 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.
10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4

Từ ngày 1/4/2025, 10 bảo hiểm xã hội khu vực và các bảo hiểm xã hội cấp huyện chính thức hoạt động sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy.
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group hợp tác toàn diện, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và MED Group đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa quyền lợi khách hàng.
Meey Group hợp tác với tư vấn IPO và tài chính ARC

Meey Group hợp tác với tư vấn IPO và tài chính ARC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực proptech, đã ký thỏa thuận hợp tác tư vấn IPO quốc tế với ARC Group Limited.
Tăng tốc cùng doanh nghiệp SME: The Asian Banker vinh danh HDBank

Tăng tốc cùng doanh nghiệp SME: The Asian Banker vinh danh HDBank

HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam
Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

Một lần đăng ký tiền sinh tiền- Tạo lợi nhuận không ngừng

VPBank mang đến Super Sinh lời – giải pháp tài chính thông minh giúp khách hàng tận dụng dòng tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả, tự động và linh hoạt
BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt

BAOVIET Bank ghi nhận kết quả kinh doanh với một số chỉ tiêu tăng trưởng khả quan, tiếp tục chuyển đổi số và phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt.
Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Lãi suất, nợ xấu tác động lên kế hoạch lợi nhuận ngân hàng 2025

Lãi suất và nợ xấu là hai yếu tố tác động lớn đến kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng năm 2025.
Nợ xấu cản đường vay vốn

Nợ xấu cản đường vay vốn

Nợ xấu gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay, ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng sản xuất.
Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Trước những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sự nổi lên của các nhà thuốc online..., Traphaco quyết xóa sổ hệ thống 25 chi nhánh cấp hai đã quá "lạc hậu".
VietinBank điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

VietinBank vừa ra thông báo việc điều chỉnh thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025. Thời gian tổ chức (sau điều chỉnh) là Thứ Sáu, ngày 18/4/2025.
Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Tập đoàn Prudential công bố báo cáo tài chính thường niên năm 2024: Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược 2027

Vừa qua, Tập đoàn Prudential plc (“Prudential”; Mã HKEX: 2378; LSE: PRU) đã công bố kết quả kinh doanh cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ trong lĩnh vực đầu tư" đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng vốn.
Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Sau những năm 2023 - 2024 liên tục đặt ra mục tiêu "trên mây" và kết quả thực hiện thì lại "dưới đất", DIC Corp đang một lần nữa khiến nhà đầu tư hoài nghi...
Không để lỡ mất thời cơ xây dựng trung tâm tài chính

Không để lỡ mất thời cơ xây dựng trung tâm tài chính

Trong xây dựng trung tâm tài chính, Việt Nam sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, tránh để lỡ thời cơ tốt.
Đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp

Đưa dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp

BIDV ký kết hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP với Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội
Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Nhận lương qua VietinBank, nhận ngay ưu đãi tài chính đặc biệt

Với mong muốn mang đến giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội".
Việt Nam trong cuộc đua huy động vốn xanh và bền vững

Việt Nam trong cuộc đua huy động vốn xanh và bền vững

Với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn xanh nhằm tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường.
Mobile VerionPhiên bản di động