Ngộ độc thực phẩm do bột màu: Hai người nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng Ăn kẹo mua ngoài cổng trường, 8 học sinh bị ngộ độc |
Liên tiếp phát hiện các ca bệnh liên quan ăn chả lụa
Ngày 13/5, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 3 bệnh nhi 10 tuổi, 13 tuổi và 14 tuổi là anh em ruột trong gia đình, bị ngộ độc botulinum sau khi ăn bánh mì kẹp chả lụa từ người bán dạo không rõ nguồn gốc. Sau khi ăn khoảng 12-18 giờ cùng ngày, các bé xuất hiện nhiều triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ói và tiêu chảy nhiều lần nên được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu. Hai lọ thuốc giải BAT cuối cùng tại Việt Nam đã được truyền để cứu các bệnh nhi này.
Các bệnh nhân hiện được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy |
Sau vụ việc trên, trong hai ngày gần đây, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân Gia Định và bệnh viện bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh đã hội chẩn và phát hiện thêm được 3 trường hợp ở nghi ngờ ngộ độc botulinum.
Chia sẻ về chùm ca bệnh vừa mới phát hiện trong 2 ngày qua, TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh cho biết, ba trường hợp này thực tế là sự nối tiếp của chùm ca bệnh trước đó là 3 em bé đã xác định ngộ độc botulinum tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và ba em bé này hiện đang được điều trị, đã có những bước cải thiện bước đầu về hồi phục sức cơ sau khi được bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ thuốc giải độc BAT đặc hiệu cho cái loại ngộ độc botulinum này.
“Một nhóm ba người lớn mới bị mà tôi vừa đề cập tới thì hiện nay nằm rải rác ở ba nơi đó là bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và một ca nằm tại bệnh viện Chợ Rẫy khoa Bệnh Nhiệt đới. Cả ba em bệnh nhân đều cư ngụ tại TP. Thủ Đức và 3 người này ở hai gia đình khác nhau. Cả 3 bệnh nhân này đều có khởi phát là tiếp xúc với lại cái nguồn thức ăn nghi ngờ nhiễm độc vào ngày 13/05. Trong đó, hai anh em ruột ăn bánh mì có kèm với chả lụa bán dạo và bệnh nhân 45 tuổi mà chúng tôi nghi ngờ ăn một loại mắm để lâu ngày”- TS.BS Lê Quốc Hùng nói.
Với chùm ca như vậy và thông tin báo đài về các bệnh ngộ độc botulinum như vậy, theo TS.BS Lê Quốc Hùng chúng ta có thể nói rằng hơn 90% khẳng định các trường hợp này là ngộ độc botulinum và có nguồn gốc từ thức ăn.
Cơ sở sản xuất chả lụa chưa có giấy phép
Liên quan đến vụ ngộ độc botulinum, tối 20/5 đại diện Phòng Y tế TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh cho biết ngay sau khi nhận được thông tin có người ngộ độc botulinum do ăn chả lụa từ người bán dạo, cơ quan chức năng yêu cầu cơ sở sản xuất chả lụa này đóng cửa và ngưng ngay hoạt động.
Đồng thời, theo kết quả điều tra, người bán dạo chả lụa gây ra các trường hợp bị ngộ độc botulinum xảy ra trên địa bàn là người làm công cho một chủ lò bánh mì. Chủ lò bánh mì này lấy chả lụa tại một cơ sở sản xuất ở phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức.
Cơ sở sản xuất chả lụa này hoạt động được gần hai tháng, không có biển hiệu hay bất kỳ giấy phép nào. Hiện cơ quan chức năng đã lấy mẫu chả lụa tại cơ sở này để mang đi xét nghiệm và chờ kết quả.
Về phía Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng lên tiếng và khẳng định đang nắm thông tin. Tuy nhiên theo đơn vị này, hiện tại việc khoanh vùng là chuyện rất khó bởi theo quy định, ngộ độc trên 30 người trở lên, Ban mới làm trách nhiệm chính. Trong khi đó, với vụ việc nói trên hiện ở mức độ trong gia đình và các cơ quan liên quan đã làm việc, hiện đang chờ kết quả sau cùng.
Phòng ngộ độc botulinum ra sao? Theo TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân của ngộ độc botulinum là do một loại vi khuẩn botulinum gây ra. Loại vi khuẩn này sống trong yếm khí, có nghĩa là môi trường có nồng độ oxy rất thấp, con vi khuẩn này mới hoạt động được. Tuy nhiên khi đặt nó trong môi trường không có không khí thì nó sẽ tái hoạt. Việc này sẽ phá vỏ bao bào tử của nó để sản sinh ra chất độc gọi là chất độc botulinum. Cho thấy khả năng chúng ta nhiễm loại vi khuẩn này ở khắp mọi nơi mọi lúc. Vậy phòng chống như thế nào? Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, sẽ có các giai đoạn phòng chống khác nhau. Giai đoạn đầu tiên, khi mua thực phẩm về nhà chế biến phải làm trong môi trường sạch. Nghĩa là các vị trí chế biến thức ăn phải rất sạch sẽ, để tránh sự nhiễm các vi khuẩn đó. Giai đoạn thứ hai là khi gói kín sẽ dẫn tới cung cấp môi trường có thể phát triển. Do vậy không nên đóng kín nếu không có kỹ thuật tốt. Biện pháp khác là sử dụng độ chua hay độ mặn trên 5%, 5% gam muối/100gr thức ăn vì ở môi trường mặn quá vi khuẩn không phát triển được. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sử dụng thức ăn phải xem hạn dùng và không ăn sản phẩm đã quá hạn sử dụng. |