Liên kết sản xuất nông sản: Nhiều lợi ích

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản đã và đang thực sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người sản xuất. Đồng thời, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Nhân rộng mô hình chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm an toàn

Liên kết chuỗi sản xuất nông sản đã và đang thực sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người sản xuất. Đồng thời, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh.

Kết quả khả quan

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian qua, tình hình phát triển liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả khả quan.

Liên kết sản xuất nông sản: Nhiều lợi ích

Người tiêu dùng được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh

Đến hết tháng 12/2021, Hà Nội đã có 145 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm chăn nuôi, 93 chuỗi có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt. Trong 145 chuỗi có 14 chuỗi liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 1 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 46 chuỗi liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 2 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 54 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 7 chuỗi liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và 21 chuỗi liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đáng chú ý, có nhiều chuỗi điển hình như: Chuỗi gạo chất lượng cao Bảo Minh; chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạo chất lượng cao khu cháy của Hợp tác xã Đoàn Kết; chuỗi gạo hữu cơ và bưởi Diễn của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến; chuỗi thủy sản của Hợp tác xã thủy sản công nghệ cao Đại Áng; chuỗi thịt bò BBB của Công ty Giống gia súc Hà Nội; chuỗi thịt lợn sạch của Công ty TNHH thực phẩm sạch Oganic Ggreen; chuỗi rau của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân; chuỗi rau sạch của Hợp tác xã rau, quả sạch Chúc Sơn …

Ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội - cho biết, thời gian qua, căn cứ chủ trương, chính sách của Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời tham mưu trình UBND thành phố ban hành các chính sách và văn bản chỉ đạo để triển khai; báo cáo Hội đồng Nhân dân thành phố ban hành chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. “Liên kết chuỗi đã thực sự mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cho doanh nghiệp, người sản xuất, mà người tiêu dùng cũng được hưởng lợi thông qua việc được tiếp cận các nông sản an toàn với giá cả cạnh tranh” – ông Chí đánh giá.

Cần hoàn thiện thể chế, chính sách

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Văn Chí cho rằng, cơ chế, chính sách vẫn còn tồn tại, bất cập khiến việc phát triển chuỗi liên kết gặp khó khăn. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2018/NĐ-CP quy định “Chủ trì liên kết: Trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã ký hợp đồng liên kết trực tiếp với cá nhân, nông dân thì doanh nghiệp hoặc hợp tác xã sẽ là chủ trì liên kết. Đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau thì các bên thống nhất cử ra chủ trì liên kết”. Tuy nhiên tại Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Nghị định lại quy định “Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 3 vụ hoặc 3 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã”. Các quy định trên không đồng nhất dẫn đến việc triển khai hỗ trợ gặp nhiều khó khăn…

Liên kết sản xuất nông sản: Nhiều lợi ích

Hà Nội đã có 145 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 5/12/2018 của HĐND thành phố về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mặc dù đã được ban hành nhưng cũng chưa quy định cụ thể định mức chi, phương thức thực hiện hỗ trợ đối với các dự án/kế hoạch liên kết nên không thể thực hiện được.

Một vấn đề nữa được ông Nguyễn Văn Chí đề cập tới, đó là đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp đã làm biến động các thị trường nông sản, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, gây ảnh hưởng đến người sản xuất. Trong 145 chuỗi được hình thành theo 7 hình thức liên kết chuỗi quy định tại Nghị định 98/2018/NĐ-CP, có 46 liên kết theo hình thức “chuỗi liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, kiểu liên kết này không bền vững, dẫn đến hợp đồng liên kết dễ bị phá vỡ.

“Lúc giá thị trường cao hơn giá thỏa thuận thì người sản xuất không bán sản phẩm cho doanh nghiệp mà bán thẳng ra thị trường - lúc giá thị trường thấp hơn giá thỏa thuận thì doanh nghiệp bỏ không thu mua sản phẩm của người sản xuất, dẫn đến liên kết chuỗi bị phá vỡ. Từ năm 2020 đến cuối 2021, đã có 13 liên kết bị ngừng hoạt động đều rơi vào hình thức liên kết này”- ông Chí chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, Đảng ủy chính quyền cấp xã ở một số địa phương chưa thể hiện rõ vai trò trong quản lý quy hoạch, vẫn buông lỏng, tự phát, dẫn đến cung vượt cầu, sản phẩm sản xuất ra không có người mua; bài toán giải cứu vẫn đang còn hiện hữu. Đơn vị chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng còn nhiều mô hình đưa vào ứng dụng không gắn kết, giàng buộc theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nên kết thúc mô hình không nhân rộng được trong thực tế, dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, lãng phí nguồn lực đầu tư; các doanh nghiệp làm chủ chuỗi liên kết còn lúng túng, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn quỹ ưu đãi của thành phố cũng như các ngân hàng thương mại.

Ông Nguyễn Văn Chí cho biết, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đề xuất Trung ương và Hội đồng nhân dân, UBND thành phố sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu và những nội dung chưa phù hợp, nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút sự tham gia mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp, hợp tác xã vào phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Đồng thời, rà soát quy hoạch đã được được quy định theo Quyết định 3215/QĐ-UBND vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung hàng năm và điều chỉnh kịp thời; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, thiết lập hệ sinh thái quản trị bền vững chuỗi giá trị. Kiến nghị Quỹ Hỗ trợ phát triển thành phố và các ngân hàng thương mại có chính sách ưu đãi để hỗ trợ các tác nhân tham gia chuỗi liên kết, đặc biệt là chủ chuỗi liên kết được vay vốn đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút sự tham gia mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp, hợp tác xã vào phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Hạnh Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung, giá cao su sẽ biến động mạnh thời gian tới

Nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, do vậy, giá cao su sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.
Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang rớt giá, doanh nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân Gia Lai tiêu thụ

Khoai lang xuống giá còn 3.500 đồng/kg, doanh nghiệp phân phối vào cuộc hỗ trợ bà con nông dân Gia Lai tiêu thụ.
Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Tại sao Nestlé đầu tư 20 triệu USD vào cà phê Congo?

Ngoài việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng chính những loại cà phê đặc sản là lý do Nestlé đầu tư vào Congo.
Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Sơn La: Sẵn sàng kế hoạch tiêu thụ nông sản năm 2024

Năm 2024, sản lượng trái cây trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Địa phương đang lên kế hoạch để tiêu thụ hết lượng trái cây này.
Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Dâu tằm được mùa, nông dân Hà Nội phấn khởi

Nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Đan Phượng, Phúc Thọ… phấn khởi bởi thời tiết thuận lợi, dâu tằm được mùa, cây nào cũng trĩu quả, chín đỏ.

Tin cùng chuyên mục

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước tới nay

Giá sầu riêng tăng cao nhất từ trước đến nay. Từ cuối năm 2022 đến nay, sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã đẩy giá tăng vọt.
EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

EU hoãn quy định về chống phá rừng, cà phê Việt Nam được lợi gì?

Các chuyên gia nhận định tích cực cho ngành cà phê từ việc EU tạm thời thay đổi đánh giá rủi ro phá rừng, với 7 mặt hàng nông nghiệp.
Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thiếu hụt nguồn cung đẩy giá ca cao tăng kỷ lục

Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ca cao nhất trong hơn 60 năm, người tiêu dùng có thể thấy tác động trực tiếp vào cuối năm.
Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.
Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê liên tục "leo thang", kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới?

Giá cà phê trên thị trường toàn cầu chứng kiến sự tăng mạnh trong thời gian qua, do sự kết hợp của nhiều yếu tố, vậy kịch bản nào sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King thu mua tại vườn hơn 400.000 đồng/kg

Giá sầu riêng Musang King trồng tại Việt Nam hiện được rao bán khoảng hơn 400.000 đồng một kg (loại đặc biệt), khoảng trên 1 triệu đồng cho trái 3 kg.
Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Giá cà phê toàn cầu chưa hạ nhiệt, chuyên gia dự báo sản lượng cà phê Brazil tăng liên tục đến 2025

Trong bối cảnh giá cà phê trên toàn cầu chưa hạ nhiệt, các chuyên gia tại Brazil dự báo, sản lượng cà phê Robusta tại nước này sẽ tăng liên tục từ giờ đến 2025.
Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 1.618 tấn ớt với kim ngạch đạt 3,9 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.Trung Quốc chiếm thị phần 87% với 1.414 tấn.
Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Nguyên nhân một loại cà phê chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường toàn cầu

Sự tiện lợi và giá cả phải chăng là lý do chính khiến thị trường cà phê hòa tan ngày càng hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Vì sao giá cà phê Việt Nam tăng ấn tượng?

Theo giải thích của chuyên gia, lý do đến từ nhu cầu tăng cao, sự thiếu hụt nguồn cung và những khó khăn về khâu vận chuyển tại Đông Nam Á.
Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Mận hậu trái mùa giá gần 300 ngàn/kg, tiểu thương vẫn không đủ hàng bán

Những ngày gần đây, quả mận hậu trái mùa được nhiều người rao bán mức giá khá cao, với loại 18-25 quả hiện được nhiều cửa hàng bán gần 300.000 đồng/kg.
Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Con đường mới của lúa gạo Việt Nam

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, ông muốn nhắn gửi tới hàng triệu hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp rằng, con đường lúa gạo không chỉ dừng lại ở hạt gạo.
Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Việt Nam là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina

Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina tính về khối lượng.
Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt chiều tối 26 Tết

Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt chiều tối 26 Tết

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đặc biệt, tại một số siêu thị lượng khách hàng đến mua sắm hàng Tết từ sau Tết ông Công ông Táo tăng khoảng 30% so với trước đó.
Nhu cầu biếu tặng quà từ các sản phẩm OCOP tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán

Nhu cầu biếu tặng quà từ các sản phẩm OCOP tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán

Thời gian gần Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, nhiều người tiêu dùng có xu hướng tìm mua các sản phẩm OCOP để làm quà biếu tặng.
Một doanh nghiệp thu mua lúa gạo sạch giá cao hơn thị trường

Một doanh nghiệp thu mua lúa gạo sạch giá cao hơn thị trường

Công ty TNHH Nước mắm Phú Quốc và Gạo hữu cơ đã thu mua lúa gạo sạch sản xuất theo quy trình hữu cơ với giá cao hơn giá thị trường.
Lâm Đồng: Thị trường hoa lan Hồ điệp tấp nập vào mùa Tết

Lâm Đồng: Thị trường hoa lan Hồ điệp tấp nập vào mùa Tết

Thị trường hoa lan Hồ điệp tại Lâm Đồng vẫn duy trì được sự ổn định, dự báo giá bán bằng hoặc tăng từ 10% - 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Lượng trứng gia cầm xuất khẩu mới chiếm 1% sản lượng sản xuất

Lượng trứng gia cầm xuất khẩu mới chiếm 1% sản lượng sản xuất

Sản lượng trứng gia cầm của nước ta lên tới 19,22 tỷ quả. Trong đó, lượng trứng xuất khẩu chỉ khoảng 1%.
Sơn La: Khuyến khích trồng dâu tây Mộc Châu theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm

Sơn La: Khuyến khích trồng dâu tây Mộc Châu theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm

Phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, dâu tây Mộc Châu cho quả to, mọng nước, đỏ tươi, vị ngọt đã, đang từng bước khẳng định thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mãn nhãn với vườn bưởi Diễn chín vàng

Mãn nhãn với vườn bưởi Diễn chín vàng

Du khách thực sự mãn nhãn khi được chiêm ngưỡng những vườn bưởi Diễn (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trĩu quả đang độ chín vàng bước vào vụ thu hoạch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động