Liên kết, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thang máy

Việc liên kết, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thang máy giúp doanh nghiệp mang đến sản phẩm, dịch vụ với chi phí chỉ bằng 1/4 với chất lượng tốt nhất.
Thị trường thang máy: "Miếng bánh" thuộc về ai? Xuất khẩu thang máy Việt Nam ra thị trường quốc tế

"Loạn" giá bảo trì thang máy

Là chủ một chung cư mi ni trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), anh Lê Mạnh Hoàng – chia sẻ: "Dù có số lượng phòng nhất định, mỗi phòng cũng khống chế số lượng người ở nhất định nhưng tôi xác định chung cư mi ni sẽ đông người sử dụng thang máy, do đó, tôi có lựa chọn lắp đặt thang máy nhập khẩu từ nước ngoài".

Liên kết, chuyên giao công nghệ trong lĩnh vực thang máy
Loạn giá bảo trì thang máy (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, dù có duy trì chế độ bảo hành, bảo trì nhưng câu chuyện bắt đầu từ khoảng giữa năm nay, thang máy gặp trục trặc, gây bất tiện cho người thuê nhà. Liên hệ với hãng thì được cho biết do bộ điều khiển thang máy gặp sự cố, việc thay thế mất chi phí lên tới bằng 1/3 chi phí chủ đầu tư bỏ ra thời điểm lắp đặt thang máy. Vấn đề ở chỗ, do là hàng nhập khẩu nên chủ đầu tư phải mất thời gian chờ đợi, chứ không có ngay. Câu chuyện của anh Hoàng là một trong rất nhiều các vấn đề mà cả các hộ gia đình, cá nhân, hay các tòa nhà văn phòng, chung cư đang gặp phải.

Qua khảo sát của phóng viên Báo Công Thương, hiện nay phí bảo trì, sửa chữa thang máy hư hỏng có thể dao động từ 600.000 đồng/lần tới hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng/lần (đối với dòng thang máy cao cấp). Người tiêu dùng hoang mang giữa “ma trận” chi phí này.

Thang máy gồm 4 phần cơ bản gồm: Động cơ, tủ điều khiển, hệ thống cơ khí, hệ thống điện. Theo các chuyên gia trong ngành, việc lựa chọn và lắp đặt thang máy trong nhà là một việc quan trọng để vừa đảm bảo độ tiện nghi, an toàn và thẩm mỹ.

Cũng giống như các dòng sản phẩm cơ khí khác, sau khi sử dụng được một thời gian, thang máy có thể gặp trục trặc, trong đó, bộ điều khiển thường là bộ phận có thể gặp sự cố trong quá trình sử dụng và cần thay thế để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, chi phí của các bộ điều khiển thay mới có thể bị báo giá cao hơn gấp 4 lần so với bộ điều khiển ban đầu. Chưa kể, nếu là sản phẩm nhập ngoại thì thời gian nhập về từ hãng rất lâu 3 - 5 tháng khiến người dân ở các tòa nhà có thể lâm vào tình cảnh “khốn khổ” do thang máy không thể một ngày không dùng.

Liên kết, chuyên giao công nghệ trong lĩnh vực thang máy

Theo thống kê, hiện nay, nước ta có khoảng 400.000 thang máy với nhu cầu lắp mới hàng năm lên tới hơn 10.000 chiếc. Thị trường này được đánh giá có giá trị lên đến gần 400 triệu USD, đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Doanh nghiệp Việt giới thiệu sản phẩm thang máy tại Triển lãm Hàng không quốc tế Việt Nam lần thứ ba diễn ra tại Hà Nội
Doanh nghiệp Việt giới thiệu sản phẩm thang máy tại Triển lãm Hàng không quốc tế Việt Nam lần thứ ba diễn ra tại Hà Nội

Dù vậy, theo ông Nguyễn Hải Đức - Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam, mặc dù đã có quy chuẩn và tiêu chuẩn về thiết kế và lắp đặt thang máy, nhưng quy định pháp lý cho quá trình sử dụng và bảo dưỡng vẫn còn thiếu.

Các chuyên gia nhận định, chính việc này khiến thị trường sau bán hàng, bảo hành và bảo trì thang máy trở nên "loạn giá", gây hoang mang cho người tiêu dùng. Trong bối cảnh nhu cầu phát triển khu dân cư, nhà cao tầng, các trung tâm thương mại… gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi chất lượng và tiêu chuẩn an toàn phải được nâng tầm tương xứng. Điều này đang đặt ra những thách thức mới đối với các hãng sản xuất thang máy.

Để thích ứng với xu hướng thị trường cũng như tận dụng làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng bắt nhịp, mạnh dạn chuyển đổi số, liên kết với các đối tác đến từ châu Âu, CHLB Đức… để chủ động đổi mới, đầu tư công nghệ phù hợp nhằm sản xuất thông minh, giúp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh.

Ông Bùi Ngọc Phương - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây lắp Điện Nam Phương (Khu công nghiệp Sông Cùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ, năm 2020, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác phát triển hệ thống phân phối độc quyền bộ điều khiển thang máy INTEC với Tập đoàn INTEC GMBH (CHLB Đức) - tập đoàn chuyên về nghiên cứu phát triển thang máy hàng đầu thế giới.

“Chúng tôi đã mạnh dạn tiến tới chuyển giao công nghệ từ Đức, mang đến giải pháp thay thế hợp lý hơn cho thị trường. Theo đó, với sự chuyển giao công nghệ từ hãng INTEC (Đức), doanh nghiệp đã phân phối đến người tiêu dùng các sản phẩm tủ điện và bộ điều khiển từ hãng INTEC với chi phí chỉ bằng 1/4 so với các sản phẩm chính hãng khác. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ có giá cả cạnh tranh mà còn tích hợp công nghệ hiện đại, giúp thang máy vận hành mượt mà, an toàn, đồng thời giảm thiểu thời gian chờ đợi linh kiện”, ông Phương chia sẻ.

Cũng theo ông Phương, đây là bộ điều khiển thang máy công nghệ mới chất lượng cao, phù hợp với mọi loại thang máy, mở ra cơ hội cho người Việt được sử dụng một trong những hệ thống điều khiển thang máy hiện đại, thông minh và an toàn nhất hiện nay. Mục tiêu của doanh nghiệp là trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp bộ điều khiển trong nước, hướng tới việc xuất khẩu sang các thị trường như Malaysia, Singapore.

Lần thứ tư đến Việt Nam để trực tiếp đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp các thiết bị công nghệ trong tủ điều khiển thang máy công nghệ Đức, ông Rene NeuMann - Giám đốc hỗ trợ kỹ thuật và xuất khẩu – Tập đoàn INTEC GMBH (CHLB Đức) cho biết, ưu điểm nổi bật của bộ điều khiển thang máy INTEC là có thiết bị và hệ thống phần mềm bảo trì từ xa 24/7. Người quản lý có thể đọc được tất cả các loại thông tin, số lần đi, thông tin lỗi, nguyên nhân lỗi và các hướng dẫn xử lý lỗi… từ xa mà không cần đến tận nơi.

Theo thống kê từ Hiệp hội Thang máy Việt Nam, đến nay, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thang máy, 1.500 cá nhân, tổ chức có liên quan đến thang máy. Thực tế, lĩnh vực thang máy mới được bổ sung vào danh mục các mặt hàng sản xuất trong nước kể từ năm 2014 nên có thể nói đây là ngành công nghiệp khá non trẻ và nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam.

Nhấn mạnh vào việc phải đầu tư vào con người, công nghệ và thiết bị để đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối, ông Nguyễn Tài Minh Cường - Giám đốc Điều hành iTEK ELEVATOR - Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC) cho hay, trong bối cảnh thị trường thang máy đang phát triển mạnh, việc làm chủ công nghệ và đảm bảo sự an toàn, chất lượng cho người sử dụng được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.

Có thể thấy, các doanh nghiệp thang máy trong nước đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mang đến lựa chọn đáng tin cậy cho người tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để người tiêu dùng được thụ hưởng sản phẩm công nghệ cao với giá thành hợp lý thì rất cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, cùng nhau hợp sức đưa ngành công nghiệp hỗ trợ này "cất cánh". Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cũng như từng bước minh bạch hóa thị trường.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động