Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam góp ý Dự thảo xây dựng Luật Hóa chất

Luật Hoá chất sẽ tiếp tục điều chỉnh hai vấn đề là an toàn hoá chất và phát triển công nghiệp hoá chất.
Rà soát, sửa đổi Luật Hóa chất 2007: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn Sửa đổi Luật Hóa chất: Đề xuất 6 nhóm chính sách

Trả lời Công văn số 6459/BCT-HC của Bộ Công Thương về đề nghị góp ý Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoá chất (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp cho rằng, Luật Hoá chất sẽ tiếp tục điều chỉnh hai vấn đề là: An toàn hoá chất và phát triển công nghiệp hoá chất. Hai vấn đề này có cách tiếp cận rất khác nhau.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam góp ý Dự thảo xây dựng Luật Hóa chất
VCCI trả lời Công văn số 6459/BCT-HC của Bộ Công Thương về đề nghị góp ý Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoá chất

Cũng theo văn bản của VCCI, các quy định về an toàn hoá chất tập trung vào việc bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn cho môi trường, tài sản, sức khoẻ, tính mạng của người dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, phát triển công nghiệp hoá chất lại là một dạng chính sách công nghiệp chủ yếu tập trung vào việc bảo hộ thị trường và trợ cấp của nhà nước.

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo công nghiệp hoá phải có lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên nguồn lực, có các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Nói cách khác, Việt Nam cần tránh tình trạng công nghiệp hoá “quả mít” khi mà ngành nào, lĩnh vực nào cũng có chính sách công nghiệp nhưng không thực sự hiệu quả. Để có thể xác định ngành nào nên tập trung nguồn lực phát triển trước, ngành nào nên phát triển sau thì cần có sự thảo luận tập trung. Đây là vấn đề phức tạp vì phải cân đối nguồn lực quốc gia, tính toán lợi thế so sánh giữa các ngành kinh tế của Việt Nam, và khả năng phản ứng của các đối tác thương mại trên thế giới. Do đó, nếu từng ngành, lĩnh vực xây dựng chính sách công nghiệp riêng thì rất dễ quay trở lại tình trạng bất cập như thời gian qua.

“Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đang chuẩn bị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp và dự định trình Chính phủ và Quốc hội cùng thời điểm với Luật Hoá chất (sửa đổi). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc đưa chính sách phát triển công nghiệp hoá chất sang Luật Phát triển công nghiệp thay vì để ở Luật Hoá chất. Theo đó, Luật Hoá chất sẽ chỉ tập trung vào vấn đề an toàn hoá chất, quản lý hoá chất nguy hiểm. Phương án này không làm xáo trộn lớn về mặt nội dung chính sách nhưng bảo đảm sự tập trung trong quá trình thảo luận chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam - văn bản của VCCI nêu.

Liên quan đến hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh và hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Theo VCCI, pháp luật Hoá chất hiện nay tồn tại hai danh mục tương ứng với hai quy chế quản lý, gồm hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (Điều 14) và hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (Điều 15). Tuy nhiên, khái niệm (tại Điều 14.1 và Điều 15.1) và các yêu cầu đối với việc sản xuất, kinh doanh hoá chất (tại Điều 14.2 và Điều 15.2) không có nhiều khác biệt. Nghị định 113/2017/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hoá chất cũng không có nhiều quy định khác biệt về điều kiện cấp, về mẫu hồ sơ giấy tờ, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận và Giấy phép, Giấy chứng nhận và Giấy phép.

Phương pháp quản lý theo hai danh mục (hạn chế và có điều kiện) được áp dụng từ Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Theo đó, hàng hoá hạn chế kinh doanh, ngoài việc đáp ứng các điều kiện như hàng hoá có điều kiện, thì còn bị hạn chế về phạm vi, quy mô kinh doanh theo các quy hoạch ngành.

Tuy nhiên phương pháp này đã không còn phù hợp với Luật Đầu tư và Luật Quy hoạch hiện nay. Luật Đầu tư chỉ còn chia thành lĩnh vực cấm và lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Luật Quy hoạch đã cấm các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ, bởi biện pháp này can thiệp vào cung cầu, trái quy luật của kinh tế thị trường.

Trên thực tế hiện nay cũng không còn lĩnh vực nào được quản lý bằng biện pháp hạn chế kinh doanh bằng cách hạn chế phạm vi, quy mô kinh doanh. Nếu muốn hạn chế một mặt hàng nào đó (như rượu bia, thuốc lá, cá cược), nhà nước dùng biện pháp đánh thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường hoặc thuế thu nhập cá nhân… – VCCI nêu rõ và đề xuất cơ quan soạn thảo sửa đổi Luật Hoá chất theo hướng hợp nhất hai danh mục hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh và hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giá trị sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày này năm xưa 26/3: Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 26/3: Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 26/3, Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Quyết định của Thủ tướng ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.
Ngày này năm xưa 25/3: Giờ Trái đất trở thành hoạt động thường niên

Ngày này năm xưa 25/3: Giờ Trái đất trở thành hoạt động thường niên

Ngày này năm xưa 25/3 diễn ra Giờ Trái đất; Bộ Công Thương phê duyệt đề án Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Bộ Công Thương đề nghị làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện

Bộ Công Thương đề nghị làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện

Bộ Công Thương đề nghị cần làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN.
Sẵn sàng đổi mới - Hướng tới tương lai: Xuyên suốt hành trình thương mại đối ngoại

Sẵn sàng đổi mới - Hướng tới tương lai: Xuyên suốt hành trình thương mại đối ngoại

Phương sách “Sẵn sàng đổi mới - Hướng tới tương lai” đã và đang được quán triệt trong hành trình đưa kinh tế - thương mại nước ta hội nhập thương mại quốc tế.
Ngày này năm xưa 24/3: Bộ Công Thương ban hành quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Ngày này năm xưa 24/3: Bộ Công Thương ban hành quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Ngày này năm xưa 24/3/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Italia quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Ngày này năm xưa 21/3: Kỷ niệm 133 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình; Bộ Thương mại phê duyệt Đề án Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử...
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.
Ngày này năm xưa 20/3: Ngày ban hành Luật Khoáng sản

Ngày này năm xưa 20/3: Ngày ban hành Luật Khoáng sản

Ngày này năm xưa 20/3: Quốc hội đã ban hành Luật Khoáng sản, ngày Quốc tế hạnh phúc.
Chia sẻ phát triển mô hình doanh nghiệp tại trường đại học, cao đẳng Bộ Công Thương

Chia sẻ phát triển mô hình doanh nghiệp tại trường đại học, cao đẳng Bộ Công Thương

Phát triển mô hình doanh nghiệp tại trường đại học, cao đẳng Bộ Công Thương sẽ góp phần phát huy tiềm lực về đào tạo, cũng như gắn kết cung cầu nhân lực.
Ngày này năm xưa 19/3: Ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Belarus

Ngày này năm xưa 19/3: Ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Belarus

Ngày này năm xưa 19/3: Ký kết Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Belarus về hợp tác kinh tế thương mại; Ngày toàn quốc chống Mỹ.
Ngày này năm xưa 18/3: Khánh thành khu công nghiệp hóa chất, giấy, điện ở Việt Trì

Ngày này năm xưa 18/3: Khánh thành khu công nghiệp hóa chất, giấy, điện ở Việt Trì

Ngày này năm xưa 18/3: Khánh thành khu công nghiệp gồm các nhà máy hóa chất, nhà máy giấy, nhà máy điện, nhà máy đường ở TP. Việt Trì; phong trào 3 đảm đang.
3 nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương

3 nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương

Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương, Bộ Công Thương đã đặt ra 3 nhiệm vụ cần tập trung tiển khai thời gian tới.
Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế lấy ngày này là “Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới".
Báo Công Thương đạt giải Chuyên đề - Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ V của TP Hà Nội

Báo Công Thương đạt giải Chuyên đề - Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ V của TP Hà Nội

Cùng với 32 tác phẩm xuất sắc khác, Báo Công Thương đã đạt giải Chuyên đề - Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội lần thứ V.
Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia

Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia

Ngày này năm xưa 14/3 là ngày diễn ra sự kiện Gạc Ma; Chính phủ quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 nhằm phối hợp thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý.
Ngày này năm xưa 13/3: Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm

Ngày này năm xưa 13/3: Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm

Ngày này năm xưa 13/3, là ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ; Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ngày này năm xưa 11/3: Thành lập Khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng

Ngày này năm xưa 11/3: Thành lập Khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng

Ngày này năm xưa 11/3, Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng; Ngày truyền thống Sư đoàn 325, Quân đoàn 2.
Ngày này năm xưa 10/3: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu

Ngày này năm xưa 10/3: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu

Ngày này năm xưa 10/3: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 920/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu; Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng bào Nam Bộ...
Ngày này năm xưa 9/3: Bộ Công Thương ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hoá chất

Ngày này năm xưa 9/3: Bộ Công Thương ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hoá chất

Ngày này năm xưa, ngày 9/3/2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất về Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất.
Ngày này năm xưa 8/3: Khánh thành nhà máy dệt 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày này năm xưa 8/3: Khánh thành nhà máy dệt 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày này năm xưa 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ; khánh thành nhà máy dệt 8/3.
Ngày này năm xưa 7/3: Chuẩn bị xây dựng công trình Thủy điện sông Đà

Ngày này năm xưa 7/3: Chuẩn bị xây dựng công trình Thủy điện sông Đà

Ngày này năm xưa 7/3: Chuẩn bị xây dựng công trình Thủy điện sông Đà; Thông báo bổ sung nhằm chuẩn xác lại hạn ngạch tiêu chuẩn khách hàng lớn Hoa Kỳ.
Ngày này năm xưa 6/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế

Ngày này năm xưa 6/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế

Ngày này năm xưa 6/3: Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Ngày này năm xưa 5/3: Ban hành quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày này năm xưa 5/3: Ban hành quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày này năm xưa: Ngày 5/3/2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất quy định chi tiết một số điều Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động