Thứ ba 22/04/2025 06:53

Lệnh cấm vận Huawei của Mỹ đã khiến hãng này "khổ sở" thế nào?

Lệnh cấm vận Huawei của Mỹ đã khiến hãng này không thể tiếp cận chip tiên tiến và phần mềm cần thiết để sản xuất điện thoại thông minh 5G.

Theo South China Morning Post, /chu-de/huawei.topic, tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc, đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen cấm vận vào năm 2019. Doanh số smartphone của Huawei sụt giảm mạnh, buộc tập đoàn phải xoay hướng chiến lược và tập trung phát triển công nghệ nội địa.

Ông Richard Yu Chengdong, Chủ tịch mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei. Ảnh: South China Morning Post

Theo ông Richard Yu Chengdong, Chủ tịch mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, doanh số smartphone của hãng đã giảm xuống còn khoảng 20 triệu chiếc vào năm 2022, so với hơn 240 triệu chiếc vào năm 2019. Lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến Huawei không thể tiếp cận chip tiên tiến và phần mềm cần thiết để sản xuất điện thoại thông minh 5G.

"Từ chỗ là công ty dẫn đầu thế giới về công nghệ 5G, chúng tôi thậm chí còn không thể tự sản xuất mẫu điện thoại 5G nào. Đó là những ngày tháng vô cùng khó khăn” - Richard Yu Chengdong nói.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Omdia, các lô hàng điện thoại thông minh của tập đoàn trụ sở tại Thâm Quyến chỉ đạt tổng cộng 28,1 triệu chiếc vào năm 2022, xếp thứ 10 trong ngành và công ty dẫn đầu thị trường là Samsung Electronics khi đó đã xuất xưởng 258,5 triệu chiếc trên toàn thế giới. Trong khi đó, vào năm 2019, trước thời điểm Washington đưa Huawei vào danh sách cấm vận, doanh số smartphone toàn cầu của công ty là hơn 240 triệu chiếc.

Theo ông Richard Yu Chengdong, Huawei đã không khuất phục trước khó khăn. Tập đoàn đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, đồng thời hợp tác với các nhà cung cấp nội địa để xây dựng chuỗi cung ứng độc lập. Nhờ vậy, Huawei đã có thể quay trở lại thị trường smartphone 5G vào năm 2023 với mẫu điện thoại sử dụng chip 7 nanomet do Trung Quốc sản xuất.

Sự nỗ lực của Huawei đã được đền đáp. Theo dự đoán của TechInsights, Huawei sẽ xuất xưởng hơn 50 triệu thiết bị cầm tay tại Trung Quốc trong năm nay, giành lại vị trí dẫn đầu thị trường nội địa với thị phần 19%.

Huawei cũng đang đặt mục tiêu phá vỡ sự thống trị của các hệ điều hành di động phương Tây tại Trung Quốc bằng cách phát hành HarmonyOS Next, phiên bản mới nhất của hệ điều hành HarmonyOS không còn hỗ trợ ứng dụng Android.

Bên cạnh mảng kinh doanh smartphone, Huawei cũng đang tập trung phát triển các lĩnh vực khác như chất bán dẫn, mạng không dây và Internet vạn vật. Tập đoàn đã hoàn thành xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 10 tỷ NDT (1,4 tỷ USD) tại Thượng Hải để tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực này.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Facebook 'khai tử' video livestream sau 30 ngày, người dùng hoang mang

Bật mí cách Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội

Đầu tư tiền ảo: Khi giấc mơ đổi đời thành ác mộng

DeepSeek tác động tới nhu cầu về trung tâm dữ liệu như thế nào?

Sandbox - vai trò đặc biệt trong trung tâm tài chính quốc tế

Thị trường máy tính: Hãng nào có doanh số đứng đầu thế giới?

TikTok có nguy cơ đóng cửa tại Mỹ trong tuần này

Năm 2024, Việt Nam đối mặt với hơn 650.000 vụ tấn công mạng

AFF Cup: Bùng nổ triệu lượt tìm kiếm chủ đề bóng đá

Số hóa kênh bán lẻ: Chìa khóa 'vàng' trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số