Longform
22/01/2021 18:16
Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

22/01/2021 18:16

Lê Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã làm nên thương hiệu trên thị trường tiểu thủ công nghiệp về nghề làm tre, giang, nứa gần 100 năm qua.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Lê Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội đã làm nên thương hiệu trên thị trường tiểu thủ công nghiệp về nghề làm tre, giang, nứa gần 100 năm qua.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…Theo sử sách, nghề làm tre, giang, nứa của làng Lê Xá đã có từ thế kỷ trước. Ban đầu dân làng làm dây quang, chấp thừng, đan quạt nan, cuốn chổi tre, chổi nứa, sau này, khi nhu cầu dùng lạt tăng lên, quạt nan, chấp thừng, dây quang ít dùng, nên người Lê Xá chủ yếu là chẻ lạt, làm chổi.

Những chiếc lạt bé nhỏ được người dân Lê Xá tạo ra từ những cây tre, cây giang, cây nứa được lấy tận vùng rừng sâu ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình về. Thợ chẻ ở đây rất chuộng loại tre, giang, nứa trên vùng rừng núi phía bắc bởi ống chẻ thẳng băng, to, xanh và dài để có thể tạo ra những sợi lạt hảo hạng.

Trung bình, dân Lê Xá thu mua mỗi cây giang với giá dao động từ 15.000-20.000 đồng, cây to tiền to, cây nhỏ tiền nhỏ. Giang được xếp thành từng bó, mỗi bó gồm 20 cây, một cây thường được chia thành 2 ống chẻ; cứ một ống giang sẽ cho ra 100-150 chiếc lạt.

Còn đối với lạt dùng để gói bánh chưng to, người dân làng thường phải chẻ bằng nứa, bởi loại cây này có tính dẻo cao, độ dài, độ đàn hồi tốt hơn giang. Theo đó, nứa sẽ được bán theo cân chứ không bán theo cây, lái buôn thường pha nứa thành từng mảnh rồi xếp lại thành bó. Giá nứa là 12.000 đồng/kg, một bó nứa thường nặng 25-30 kg. Một ống chẻ chuẩn có mùi thơm nhẹ, vừa dễ chẻ lại dẻo và đẹp, tốt nhất là nứa non. Các thợ chẻ thường cầm sống dao gõ nhẹ vào thân cây để nhận ra đâu là “vàng”.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Để làm ra những chiếc lạt, hay cái chổi phải trải qua nhiều công đoạn như: ra thanh, cạo vỏ, chẻ, tước và cuối cùng là xé. Muốn sợi nan, lạt tốt thì khúc tre, giang, nứa phải to, tươi, thẳng, không bị sâu …; để cho sợi lạt, sợi nan được mềm và dẻo dai thì phải phơi nắng. Sau khi phơi khô, lạt gói bánh chưng sẽ thơm mùi nắng mùa đông. Khi sử dụng chỉ cần nhúng qua nước để lạt bền và dai. Một ống giang, tre, nứa đẹp dưới tay người thợ khéo sẽ chẻ ra được từ 100 đến 300 sợi lạt và hàng trăm sợi chổi.

Một người thợ khéo, chăm chỉ một ngày có thể kiếm được dăm ba trăm ngàn đồng, người thấp cũng được dăm chục, một trăm ngàn. Bằng sự khéo léo, nhẫn nại, những sợi lạt nhỏ bé mà dẻo dai gắn trên từng bó rau đến bó hoa, gói bánh, gói giò, bánh chưng lại theo chân những người bán hàng đi khắp phố phường, xóm làng của Hà Nội, đến các chợ đầu mối và nhiều tỉnh thành cả nước và ra nước ngoài.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Người làng Lê Xá từ khi có ý thức đã quen với mùi giang, nứa. Lớn lên một chút, chẳng ai bảo ai cũng biết chẻ lạt phụ giúp cha mẹ và rồi nghề chẻ lạt trở thành nghề của họ lúc nào không hay. Vào thời hưng thịnh nhất, bất kể lễ tết, đến với Lê Xá luôn bắt gặp hình ảnh từ dọc đường làng và trong các sân nhà đều thấy phơi lạt, những sợi lạt mỏng tang, trắng muốt, mềm dai. Đi sâu vào làng, là ngập tràn không khí nhà nhà chẻ lạt, người người xé lạt, già trẻ, gái trai, từ cụ già 70 đến 80 tuổi đều tham gia làm nghề truyền thống.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Bà Nguyễn Thị Hiền, một người dân làng Lê Xá kể, lạt của làng theo chân các thương lái đi từ miền Bắc vào Nam, lên đến địa đầu Tổ quốc ở Hà Giang vào tận miền Tây sông nước. Lạt cũng được xuất ra nước ngoài để những người dân xa xứ có được cái Tết cổ truyền trọn vẹn nhất.

Người dân làng Lê Xá đã từng sống dựa vào nghề chẻ lạt. Ngày ấy, mỗi mùa Tết, nhà bà chẻ khoảng 7-80 vạn lạt, thế là đủ cái Tết” – bà Hiền nói về thu nhập từ nghề làm lạt.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Hiện nay, nhịp sống mới, khiến cho những người gắn bó với nghề chẻ lạt của Lê Xá đã vơi bớt, người trẻ trong làng không còn mấy thiết tha với nghề, còn những người làm lâu năm giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Vào dịp cuối năm, chúng tôi đến với Lê Xá. Cái nắng hanh hao của mùa đông nhuộm màu làng nghề, quả thật đã không bắt gặp được không khí hối hả của làng nghề vào vụ Tết như truyền thống.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Bà Đào Thị Miện (70 tuổi) - chia sẻ: “Bây giờ thanh niên chẳng còn làm nghề này nữa. Bọn trẻ đứa nào cũng vào thành phố kiếm tiền hết rồi. Chỉ còn những người tầm 60 – 70 tuổi như chúng tôi là còn tiếc nghề nên tranh thủ lúc nông nhàn mà làm thôi”.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Theo bà Miện, để trở thành thợ chẻ lạt chuyên nghiệp, người học phải trải qua quá trình huấn luyện lâu dài. Học từ cách chọn cây, bào vỏ, tước sợi và phơi khô. Đặc biệt, khâu tước sợi và phơi khô là quan trọng nhất. Muốn có được chiếc lạt mỏng tang, khi chẻ phải vô cùng khéo léo. Người thợ sẽ khứa từng rảnh nhỏ trên đầu ống, rồi kéo mạnh theo chiều từ trên xuồng, miệng ngậm chặt và tách mạnh. Một sợi lạt đạt tiêu chuẩn là sợi lạt mỏng dính, nhỏ xinh. Muốn giữ được lạt luôn trắng, không bị mốc, mối mọt thì khi phơi sấy phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt.

Bà Miện cho chúng tôi xem những ngón tay cuốn chặt vải để tránh bị giang, nứa cứa vào tay. “Có mỗi cái mồm là không bịt được thì thôi đành chịu. Có những lúc chẻ lạt mà môi chảy máu” – bà nói giọng nhẹ tênh.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…

Vất vả là thế nhưng thu nhập lại chẳng thấm tháp vào đâu. Lạt làng Lê Xá bán buôn cũng chỉ có giá 15.000 đồng/100 lạt. Chưa kể, người mua lạt về gói bánh chưng nay càng ít đi.

Lê Xá – níu giữ nghề giang, nứa trăm năm…Như bà Hiền bộc bạch với chúng tôi rằng, ngày xưa, nhà nào cũng bắc nồi nấu 20-30 cái bánh chưng nên Tết đến ai cũng mua khoảng 100 lạt về nấu. Bây giờ hiện đại rồi, người ta chẳng nấu bánh chưng nữa, đi ra ngoài mua vài ba cái bánh về thắp hương là xong. Nên cũng chẳng còn nhiều người mua lạt nữa.

Trong ký ức của bà Miện, bà Hiền, cứ dịp Tết đến, dân làng Lê Xá lại tất bật với những công việc của một làng nghề. Không khí rộn rã, trong làng ngoài xóm đều là những tiếng kì cọt cạo vỏ, chẻ giang, tước lạt, mọi người cùng làm việc cùng trò chuyện. Nhờ có nghề chẻ lạt và làm nan, chổi mà cuộc sống của người Lê Xá được cải thiện, phát triển. Nay, làng nghề ven sông Đuống vẫn bình yên, thơ mộng với cây đa, giếng nước, song không khỏi tiếc nuối khi không còn bắt gặp cả làng làm nghề chẻ giang, nứa khi Tết đến, xuân về.

Chợt thấy, những người giữ nghề, níu nghề như bà Miện, bà Hiền trở nên quý giá đối với làng Lê Xá trong vòng quay hối hả của cuộc sống mới!

Thu Thủy - Hoa Quỳnh

Thu Thủy - Hoa Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Songkran 2024: Lễ hội té nước hoành tráng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của du lịch Thái Lan

Songkran 2024: Lễ hội té nước hoành tráng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của du lịch Thái Lan

Sự trở lại của Songkran 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực phục hồi du lịch của Thái Lan.
Tết của người Lào trong mắt du khách quốc tế

Tết của người Lào trong mắt du khách quốc tế

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch đến với đất nước Triệu Voi trong dịp Tết cổ truyền Bun Pi May.