Lễ Phát động Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đại dương thế giới 2023

“Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và “Hành tinh đại dương: Thủy triều đang biến đổi" là chủ đề của Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới 2023.
Ngành công thương hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới

Nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, cùng với hơn 150 quốc gia trên thế giới, sáng ngày 4/6, tại thị xã Cửa Lò, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và các sự kiện bên lề từ ngày 03 đến ngày 04 tháng 6 năm 2023 tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Sự kiện được truyền hình trực tiếp đến 9 tỉnh, thành phố có biển cùng trên các trang mạng xã hội

Ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”.

Chủ đề năm nay nhấn mạnh việc biến các cam kết thành hành động thực tiễn, áp dụng rộng rãi các giải pháp giảm thiểu nhựa, đặt mục tiêu ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường…Truyền tải mạnh mẽ hơn thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu và khu vực; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Ngày Đại dương thế giới năm 2023 được Liên hợp quốc lựa chọn với chủ đề "Hành tinh đại dương: Thủy triều đang biến đổi" với các nội dung chính như: Đại dương là hệ sinh thái lớn nhất của Trái đất; Mối liên hệ giữa Đại dương và Khí hậu; Quản lý ven biển và ý nghĩa văn hóa đại dương; Hợp tác quốc tế và thay đổi hệ thống biển và đại dương; Hành động tập thể vì đại dương…

Lễ Phát động Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đại dương thế giới 2023
Lễ phát động đã diễn ra tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Gắn với chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023 (01 - 08 tháng 6) là “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo” với mục tiêu tổng quát đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi; các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy; tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Phát biểu tại Lễ Phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Từ năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Kể từ đó đến nay, nhiều quốc gia trên thế gới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường, đồng thời tăng cường tái chế, tái sử dụng tuần hoàn chất thải nhựa.

Lễ Phát động Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đại dương thế giới 2023
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã đề nghị các bộ, ban, ngành, địa phương tham gia hưởng ứng chương trình

Như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng. Điều này dã đặt ra thách thức trong thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó thiết thực và kịp thời”- Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh.

Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng.

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các cam kết hành động về bảo vệ môi trường, Việt Nam khẳng định chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, trong đó tập trung thiết lập khuôn khổ pháp lý và thể chế ở phạm vi quốc gia về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất các sản phẩm nhựa.

Phát biểu hưởng ứng Lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết: Đây là hoạt động ý nghĩa bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển. Đường bờ biển dài 82km, 6 cửa lạch, hàng chục cảng cá....phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng...đây là sự kiện quan trọng giúp cộng đồng người dân và các tổ chức tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, hải đảo, vì một hành tinh xanh; phải coi đây là hành động thường xuyên, liên tục và lâu dài.

Tại sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã kêu gọi các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hãy có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và đại dương; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

Theo đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã đề nghị tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp như:

Một là, thống nhất trong nhận thức và hành động để ứng xử có trách nhiệm với biển và đại dương theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và luật pháp quốc tế; khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà coi nhẹ việc duy trì, bảo vệ môi trường, thúc đẩy hơn nữa việc phát triển cộng đồng văn minh sinh thái biển; coi đây là tiêu chuẩn về đạo đức, văn hóa của mỗi cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp và người dân.

Lễ Phát động Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đại dương thế giới 2023
Chương trình tặng hoa và Kỷ niệm chương cho các doanh nghiệp, tổ chức đồng hành

Hai là, thực hiện quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững biển và hải đảo, triển khai có hiệu quả các chiến lược, chính sách phù hợp để hạn chế rác thải nhựa đại dương, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; đẩy mạnh nuôi trồng và khai thác có trách nhiệm tại các vùng biển xa bờ và đại dương, bảo đảm phù hợp với từng vùng biển, khả năng phục hồi của hệ sinh thái…

Ba là, ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng biển ven bờ; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; xử lý tốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương từ đất liền, giảm thiểu rác thải nhựa, thông qua việc tăng cường kiểm soát thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ tại các trung tâm thương mại, siêu thị trên cả nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Bốn là, tận dụng tối đa lợi thế để phát triển các ngành du lịch và dịch vụ biển để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới; khai thác đồng bộ, hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển; nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu, nghiên cứu, thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi truyền thống; thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản; thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển; phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển…

Năm là, tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia, các đối tác và tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Phát huy truyền thống lịch sử dân tộc hào hùng, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và lợi ích quốc gia trên biển; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và các hoạt động kinh tế biển.

Sáu là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về biển đảo của Tổ quốc, về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; biến nhận thức thành ý thức tự giác và hành động cụ thể, thiết thực ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và từng cá nhân;

Ngoài Lễ phát động quốc gia gồm các sự kiện hưởng ứng nhiều ý nghĩa như công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ; Hội thảo giới thiệu, lấy ý kiến một số nội dung lập Quy hoạch không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các hoạt động cộng đồng như ra quân làm sạch bãi biển và trồng cây xanh ven biển tại khu vực làng chài Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò.

Đây là các hoạt động khẳng định quyết tâm, tầm nhìn chiến lược nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển, kỳ vọng nền kinh tế biển xanh; khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Mục tiêu Quy hoạch không gian biển Quốc gia Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến việc tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả, góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh từ biển.

Lễ Phát động Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đại dương thế giới 2023
Chương trình đã trao tặng Cờ Tổ quốc, túi thuốc cho 10 ngư dân tiêu biểu của tỉnh Nghệ An

Tại sự kiện này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã tặng hàng chục suất quà cho người nghèo tại Nghệ An; Báo Người lao động đã tặng 10.000 lá cờ tổ quốc cho ngư dân biển của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; Ban tổ chức Chương trình cũng trao tặng 10 túi thuốc và Cờ Tổ quốc cho ngư dân biển tỉnh Nghệ An

Tại Lễ phát động, Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: Một đại dương khỏe mạnh, môi trường trong sạch sẽ là nguồn lực để phục hồi kinh tế xanh. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương. Trước đó vài ngày, Việt Nam đã cùng với 180 quốc gia tham gia thảo luận về một hiệp ước toàn cầu có ý nghĩa lịch sử về ô nhiễm nhựa. Sử dụng biển và đại dương bền vững sẽ là chìa khóa phát triển tương lai bền vững của Việt Nam. GDP các ngành kinh tế biển của Việt Nam có thể tăng hơn 1/3 vào năm 2030. Việt Nam cần sớm ban hành Quy hoạch không gian biển, đây là điều kiện cần thiết để khai thác tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi rất lớn của Việt Nam, khi được hiện thực hóa có thể góp phần đáp ứng các mục tiêu năng lượng đầy tham vọng trong Quy hoạch điện 8 và đạt được giảm phát thải ròng bằng không vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26. Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng chống chịu các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương; tất cả các bên liên quan cần cam kết và thực sự hành động giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường...
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày Môi trường thế giới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay ngày 23/9/2023: Bắc Bộ ngày nắng nóng, đêm giảm mưa

Thời tiết hôm nay ngày 23/9/2023: Bắc Bộ ngày nắng nóng, đêm giảm mưa

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/9/2023: Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ ngày nắng nóng, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối mưa dông.
Thời tiết hôm nay ngày 22/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 22/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 22/9/2023: Khu vực Bắc Bộ nắng nóng, Tây Nguyên Nam Bộ mưa dông. Thời tiết chi tiết các vùng miền trên cả nước.
Thời tiết hôm nay ngày 21/9/2023: Miền Bắc nắng nóng, miền Nam mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 21/9/2023: Miền Bắc nắng nóng, miền Nam mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2023: Miền Bắc nắng nóng, có nơi trên 35 độ; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ liên tục có mưa dông về chiều tối.
Hoàn thiện chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh

Hoàn thiện chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh

Nhằm thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Việt Nam hiện đang dần hoàn thiện các chính sách tài chính, thúc đẩy đầu tư xanh.
Ngành thép chủ động giảm phát thải khí nhà kính

Ngành thép chủ động giảm phát thải khí nhà kính

Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành trọng tâm hàng đầu hiện nay, đặc biệt với ngành thép-phân khúc quan trọng trong sx, có phát thải khí nhà kính lớn.

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 20/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng trở lại

Thời tiết hôm nay ngày 20/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng trở lại

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2023: Bắc Bộ nắng nóng trở lại; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.
Công an Đồng Nai: Bàn giao cá thể rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Công an Đồng Nai: Bàn giao cá thể rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Công an thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai vừa thông tin về việc bàn giao cho Chi cục Thủy sản Đồng Nai một rùa biển quý hiếm.
Những vấn đề trọng tâm của đàm phán tài chính khí hậu tại COP28

Những vấn đề trọng tâm của đàm phán tài chính khí hậu tại COP28

Theo tuyên bố ngày 18/9 của Bộ Môi trường Ai Cập, các cuộc đàm phán về tài chính khí hậu sẽ diễn ra vào giữa 9/2023 và kéo dài đến khi COP28 kết thúc giữa tháng 12/2023.
Thời tiết hôm nay ngày 19/9/2023: Khu vực Bắc Bộ mưa lớn cục bộ

Thời tiết hôm nay ngày 19/9/2023: Khu vực Bắc Bộ mưa lớn cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2023: Khu vực Bắc Bộ mưa lớn cục bộ, lốc sét; cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Phát triển công nghiệp cần gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển công nghiệp cần gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế gia tăng sự ảnh hưởng môi trường là hai mặt của vấn đề. Theo đó, cần thực hiện tốt bài toán phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Chuyên gia ABB “chỉ cách” quản lý xe điện an toàn

Chuyên gia ABB “chỉ cách” quản lý xe điện an toàn

Hiện số lượng các phương tiện xe đạp điện, xe máy điện tăng cao, nguy cơ mất an toàn dẫn đến cháy nổ trong việc sạc pin, nhất là vào ban đêm tại các khu dân cư.
Thời tiết hôm nay ngày 18/9/2023: Ba miền Bắc, Trung, Nam mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 18/9/2023: Ba miền Bắc, Trung, Nam mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/9/2023: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam tiếp tục mưa dông diện rộng, mưa lớn cục bộ, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Bộ Công Thương nỗ lực xử lý "điểm nóng" môi trường, kiểm soát nguồn thải trong công nghiệp

Bộ Công Thương nỗ lực xử lý "điểm nóng" môi trường, kiểm soát nguồn thải trong công nghiệp

Bộ Công Thương luôn bám sát, thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao, góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành Công Thương.
Thời tiết hôm nay ngày 17/9/2023: Cả nước tiếp tục mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 17/9/2023: Cả nước tiếp tục mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 17/9/2023: Mưa dông cục bộ, gió giật mạnh vùng ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời tiết chi tiết các vùng miền.
Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Ngày 16/9, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ TN&MT, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
Đà Nẵng: Nạo vét, khơi thông cống, cửa thoát nước để giảm ngập mùa mưa 2023

Đà Nẵng: Nạo vét, khơi thông cống, cửa thoát nước để giảm ngập mùa mưa 2023

Thành phố Đà Nẵng triển khai các hoạt động khơi thông cửa, cống thoát nước để giảm ngập úng đô thị, cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão năm 2023.
Thời tiết hôm nay ngày 16/9/2023: Cả nước mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 16/9/2023: Cả nước mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay 16/9/2023: Mưa lớn đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh khu vực Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Biến chất thải thực phẩm thành tín chỉ carbon: Tạo nguồn thu, chống lãng phí

Biến chất thải thực phẩm thành tín chỉ carbon: Tạo nguồn thu, chống lãng phí

Biến chất thải thực phẩm thành tín chỉ carbon là cách mà nhiều nước đang thực hiện nhằm tạo nguồn thu, chống lãng phí và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xác định công cụ định giá carbon

Xác định công cụ định giá carbon

Là công cụ thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất xanh, chống rò rỉ carbon trong thương mại, thuế carbon hiện đang được đề xuất tích hợp vào thuế bảo vệ môi trường.
Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn: Khôi phục tầng ô-dôn, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn: Khôi phục tầng ô-dôn, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn 16/9/2023 có chủ đề "Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô -dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu" với nhiều hoạt động hưởng ứng.
Thời tiết hôm nay ngày 15/9/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lớn

Thời tiết hôm nay ngày 15/9/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/9/2023: Mưa lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; mưa lớn, lốc, sét và gió gật mạnh khu vực Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Công điện hỏa tốc về tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai

Công điện hỏa tốc về tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai

Ngày 14/9/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Công điện hỏa tốc về khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc Bộ.
MM Mega Market nhận danh hiệu Doanh nghiệp Xanh 2023

MM Mega Market nhận danh hiệu Doanh nghiệp Xanh 2023

MM Mega Market vinh dự đạt danh hiệu Doanh nghiệp Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023 (HEF 2023).
Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ ngành Công Thương

Bảo vệ môi trường nhìn từ góc độ ngành Công Thương

Mỗi năm, Việt Nam thiệt hại do ô nhiễm môi trường tương đương 5% GDP và con số này ngày càng gia tăng, với nhiều loại ô nhiễm: nhiễm đất, nước, không khí...
Khởi động Dự án “Đào tạo và mô phỏng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải tại Việt Nam”

Khởi động Dự án “Đào tạo và mô phỏng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải tại Việt Nam”

Ngày 14/9 tại Hà Nội, Dự án “Đào tạo và mô phỏng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải tại Việt Nam” đã chính thức được khởi động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động