Thứ hai 05/05/2025 03:50

Lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi): Tránh triển khai mang tính hình thức

Việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải thực chất, hiệu quả, tránh việc triển khai mang tính hình thức.

Cần thiết lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)

Chiều 13/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Minh Ngân cho biết, mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi); tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Luật Đất đai. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và tổ chức thi hành Luật.

Đối tượng lấy ý kiến gồm: Các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước, tổ chức ở Trung ương: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước; các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác; các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu.

Theo ông Lê Minh Ngân, sẽ lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm.

Các hình thức lấy ý kiến nhân dân: Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua các hình thức sau: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí; điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật; các hình thức khác phù hợp. "Thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 3/1 đến hết ngày 28/2/2023" - ông Lê Minh Ngân cho hay.

Báo cáo một số ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là cần thiết, bảo đảm phù hợp với yêu cầu tại Kế hoạch số 329; bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân trong việc góp ý vào nội dung dự thảo Luật, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi).

Luật Đất đai là một đạo luật khó, phức tạp, tác động tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, chủ thể trong xã hội, do đó, việc lấy ý kiến nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

"Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân như đã nêu trong dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, tránh triển khai mang tính hình thức trong quá trình lấy ý kiến nhân dân" - ông Vũ Hồng Thanh nêu.

Tuy nhiên, về thời gian lấy ý kiến, 100% các ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Kinh tế cho rằng, thời gian lấy ý kiến nhân dân từ ngày 3/1-28/2/2023 trùng với thời gian Tết Nguyên đán năm 2023, do đó, việc lấy ý kiến nhân dân có thể gặp khó khăn. Đề nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 15/3/2023.

Quan trọng nhất là kết quả lấy ý kiến

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dù chưa tổ chức lấy ý kiến nhưng cá nhân ông đã nhận được nhiều ý kiến rất hay, trong đó có đưa ra các đề xuất. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần xác định cụ thể các đối tượng lấy ý kiến, cách thức lấy ý kiến phải thực chất hiệu quả, tránh việc hình thức, hiệu quả không được nhiều.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cần giám sát việc lấy ý kiến và việc tổng hợp lấy ý kiến, tránh việc “làm khác đi”, làm sao để không xảy ra tình trạng không tổng hợp, và nếu có thì xử lý thế nào. “Quan trọng là hiệu quả trong lấy ý kiến, tránh hình thức làm cho có” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho rằng, quan trọng nhất là kết quả lấy ý kiến. Theo đó, kết quả ngoài gửi về Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cần “kênh khác” đó là cần gửi về Quốc hội để chủ động nắm thông tin, xem xét để hoàn thiện dự thảo luật trong quá trình thẩm tra, tránh việc có ý kiến xác đáng vì lợi ích chung của người dân nhưng cơ quan tổng hợp không tổng hợp vào báo cáo. Vì vậy, các ý kiến cần phải gửi về Quốc hội để xem xét đánh giá một cách kỹ lưỡng.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, luật có phạm vi khá rộng nên cần xác định các nhóm đối tượng lấy ý kiến để tập trung, tránh việc lấy ý kiến chung chung. “Bởi nhân dân và các chuyên gia có cách tiếp cận khác nhau. Do đó đối với chuyên gia cần hỏi các vấn đề khó hơn, khác với lấy ý kiến người dân trong hộ gia đình. Còn nếu hỏi chung chung sẽ khó tổng hợp”- ông Vinh nói và đề nghị có 3 kênh gồm: Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Chính phủ để giám sát lẫn nhau trong quá trình tổng hợp.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cũng cho rằng, việc lấy ý kiến nhân dân cần đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức lãng phí.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức lãng phí. Phát huy vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Rà soát các đối tượng lấy ý kiến để đảm bảo việc lấy ý kiến được tập trung đầy đủ, trong đó lưu ý ý kiến của người dân và doanh nghiệp, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong quá trình tổng hợp lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến bắt đầu từ 3/1 đến 15/3/2023.

Với 100% ý kiến tán thành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua các nội dung của Nghị quyết.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến '4 hơn' đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Tổng thống Sri Lanka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Thủ tướng gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày

96% nhân dân đồng thuận về các đề án sáp nhập cấp tỉnh, xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Côn Đảo

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật 'Bài ca chiến thắng'

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả

Tổng Bí thư Tô Lâm sắp thăm Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Quy định mới về chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội 'vàng' tăng trưởng công nghiệp, thương mại

Dấu ấn Công an TP. Hồ Chí Minh trong bảo vệ an ninh, an toàn chuỗi các sự kiện dịp 30/4

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Tanzania coi hợp tác kinh tế là trọng tâm

Đường vành đai 3 kẹt cứng ô tô về nghỉ lễ 30/4