Lập "siêu ủy ban" quản lý vốn nhà nước - ý kiến bên hành lang Quốc hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo Nghị định về các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Theo đó, Chính phủ sẽ thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban). Dự thảo này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều bên lề hành lang Quốc hội.
Lập
Ủy ban Quản lý, Giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp sẽ trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại 30 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp.

Theo dự thảo nghị định, Ủy ban này sẽ trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại 30 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp... Tiêu biểu là một số tập đoàn như Dầu khí, Điện lực, Hoá chất, Dệt may, Công nghiệp Than - Khoáng sản, Bưu chính - Viễn thông, Công nghiệp Cao su, Xăng dầu, Bảo Việt... Các tổng công ty gồm: Cà phê, Đường sắt, Hàng hải, Hàng không, Lương thực miền Bắc, Lương thực miền Nam, Thuốc lá, Giấy, Thép, Dược, Cảng hàng không, Lâm nghiệp, Sông Đà, Habeco và Sabeco. Đặc biệt, trong danh mục quản lý của Ủy ban này còn có Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Riêng phần vốn mà SCIC nắm giữ tại các doanh nghiệp tính đến cuối năm 2015 khoảng 98.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2015, vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp lên tới 1,2 triệu tỷ đồng, giá trị tài sản là hơn 3,1 triệu tỷ đồng. Như vậy, đây sẽ là một “siêu Ủy ban", quản lý khối tài sản lớn nhất Việt Nam.

Trao đổi với báo giới bên lề Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Đức Kiên (đoàn Sóc Trăng)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, đề xuất này không phải là mới, bởi năm 2011 đã có Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về đổi mới, phát triển hiệu quả DN nhà nước. Mặc dù còn rất khó khăn nhưng phải ủng hộ chủ trương thành lập cơ quan này bởi vấn đề tách cơ quan quản lý vốn ra khỏi bộ máy hành chính đang cấp bách hơn bao giờ hết.

Đồng tình với chủ trương này, đại biểu Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, thực tế thời gian qua, việc quản lý vốn ở các DN nhà nước có vấn đề nên nhiều dự án nghìn tỷ phải đắp chiếu hoặc hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân một phần do từ trước đến nay ta chưa có người chịu trách nhiệm chung để xử lý khi có tình huống xảy ra. Do đó, chủ trương thành lập một Ủy ban quản lý vốn nhà nước là điều nên được ủng hộ.

TS. Nguyễn Đức Kiên kỳ vọng, sau khi ra đời, Ủy ban này sẽ tiến hành cổ phần hóa, xã hội hóa dần hoạt động kinh doanh của các DN chịu quản lý. Như vậy, sẽ thực hiện được 2 mục tiêu: Hút vốn về đầu tư các công trình trọng điểm, không làm tăng nợ công mà vẫn giữ được tổng tài sản của Nhà nước. Đồng thời huy động được nguồn lực nhàn rỗi của xã hội vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà nhà nước không cần phải trực tiếp quản lý. Riêng với SCIC, ông Kiên lý giải, sau khi được giao cho Ủy ban, SCIC sẽ là một tổng công ty của cơ quan đó, không thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn nữa mà sẽ làm nhiệm vụ đầu tư. Đây cũng là phương thức giúp SCIC hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian vừa qua.

Đại biểu Phạm Tất Thắng cho biết thêm, mặc dù ủng hộ chủ trương thành lập một Ủy ban quản lý vốn nhà nước nhưng phải làm sao để cơ quan này được tổ chức gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả theo hướng không phải đặt nặng việc quản lý hành chính mà phải chú trọng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Bộ máy phải gọn nhẹ, cơ chế hoạt động rõ ràng, được quy định cụ thể và những con người hoạt động tại Ủy ban phải được chọn lựa kỹ càng để làm tốt chức danh, không lạm quyền, không lợi dụng chức vụ trong quá trình điều hành.

Tuy nhiên, có quan điểm trái ngược với hai vị đại biểu trên, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. Hồ Chí Minh) thì cho rằng: “Nếu đã giao quyền quản lý vốn ngân sách cho Bộ Tài chính rồi thì đừng “đẻ” thêm một Ủy ban nữa”.

Ông Trần Hoàng Ngân lý giải, Bộ Tài chính là đơn vị chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ về báo cáo tình hình tài chính ngân sách. Nhiệm vụ của Bộ này cũng là làm sao sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia và Bộ này có quyền quyết định những vấn đề tài chính thuộc ngân sách nhà nước. Khi đã làm chủ tài chính là làm chủ DN và DN nào không đạt được mức trích nộp về cho ngân sách, không đạt tăng trưởng thì Bộ có quyền cắt nguồn.

“Ta đã đã có Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN và như vậy, Bộ Tài chính nên được giao quản lý về vốn. Đồng thời gắn mạnh hơn trách nhiệm giữ kỷ cương ngân sách nhà nước, đảm bảo có bội chi, quản lý tốt nợ của Chính phủ và tài sản của nhà nước. Còn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên được giao hoàn toàn cho DN. DN hoạt động trong môi trường nào thì phải chịu sự giám sát của luật, chứ không nên can thiệp vào việc kinh doanh của họ nữa. Bộ Tài chính chỉ cần biết mỗi năm tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu, trích lập bao nhiêu. Tại sao lại “đẻ” ra “siêu” Ủy ban, “siêu” bộ máy nữa? Rất mệt và cồng kềnh?” - vị đại biểu đến từ TP. Hồ Chí Minh thẳng thắn lên tiếng.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự Trung ương tuần qua (16-20/12), bàn giao chức trách, nhiệm vụ Cục trưởng, Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật Quân chủng Hải quân.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động