Lập quy hoạch bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản (Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2020) và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản (Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013), đến năm 2020, ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu chính, bao gồm: Tổng sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,38 tỷ USD; tổng số tàu cá giảm xuống còn 94.572 chiếc.

Lập quy hoạch bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản tầm nhìn đến năm 2050

Kết quả đó đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và giải quyết việc làm cho khoảng 800.000 lao động trực tiếp trên biển và gần 4 triệu lao động dịch vụ hậu cần kèm theo. Đời sống vật chất tinh thần của cộng đồng ngư dân được nâng cao góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, an ninh dinh dưỡng và phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cả vùng biển và vùng nội địa do tình trạng khai thác quá mức cho phép; cơ cấu nghề khai thác chưa phù hợp; số lượng tàu khai thác thủy sản lớn, đặc biệt tàu khai thác ở vùng biển ven bờ với ngư cụ gây hủy diệt nguồn lợi, khai thác không theo mùa vụ, tổn thất sau thu hoạch trong khai thác cao; trang thiết bị an toàn tàu cá chưa bảo đảm; cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đồng bộ.

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2010-2020 đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả chưa đạt được như mục tiêu đề ra. Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khu vực đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới đối với nghề cá trên biển của nước ta. Phát triển thủy sản bền vững, có trách nhiệm là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập. Ngành thủy sản đang bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường; tình hình an ninh, chính trị trên thế giới và trên biển Đông còn bất ổn, diễn biến phức tạp; dịch bệnh COVID-19 toàn cầu, cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động lớn đến định hướng phát triển bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản ở nước ta trong thời kỳ mới.

Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã hình thành định hướng phát triển, tạo cơ sở pháp lý để phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam nói chung và công tác bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững nói riêng góp phần ổn định kinh tế xã hội nghề cá.

Lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết trong điều kiện hiện nay nhằm bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và quốc phòng an ninh trên các vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Thông qua các chỉ tiêu, chỉ số được xác định đối với từng thời kỳ quy hoạch, từng khu vực, từng loại hình thủy sản góp phần phát triển nghề cá bền vững trong tương lai phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nguồn lợi thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với những thay đổi lớn trên thị trường xuất khẩu.
Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ban hành quyết định phân công công tác đối với các Thứ trưởng của bộ này.
Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Việc thiếu nhân lực và dân số già đi tại Nhật Bản đang là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ từ các bạn trẻ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra từ nay đến cuối năm đó là dồn lực giải ngân vốn đầu tư công.
Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sẽ tiếp nối ngay các công việc và không để gián đoạn về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Bộ Nội vụ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2024.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Không những đảm nhiệm chức năng vốn có của hai Bộ tiền thân, Bộ Nông nghiệp và Môi trường còn mở rộng phạm vi sang khía cạnh xã hội.
19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

Trong quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có 19 cục trưởng mới.
Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Theo dự kiến, Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) có thể "chốt" phương án từ ngày 21-31/3 sang Việt Nam kiểm tra 'thẻ vàng' IUU.
Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Sáng 27/2, tại Hà Nội, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam phát động Cuộc thi viết “Nông nghiệp hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”.
3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

Các dự án đổi mới sáng tạo của CGIAR trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem lại sinh kế bền vững và thiết thực cho từ 3,7 đến 3,9 triệu nông hộ gia đình Việt Nam.
Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Chúng ta không chỉ cần một nông thôn mới về hình thức mà còn phải mới trong tư duy, cách làm và tổ chức sản xuất, phát triển cộng đồng.
Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu Long, ta không thể không nhắc đến những dòng sông hiền hòa, những cánh đồng lúa mênh mông và những người nông dân chân chất, mộc mạc
Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể vừa được phê duyệt.
AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 được kỳ vọng sẽ giúp ngành nông nghiệp giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ.
Hà Giang: Đến 2025 không còn nhà tạm, nhà dột nát

Hà Giang: Đến 2025 không còn nhà tạm, nhà dột nát

Phấn đấu đến cuối năm 2025, Hà Giang sẽ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp từ vùng quýt hồng Lai Vung

Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp từ vùng quýt hồng Lai Vung

Không chỉ thu hái trái, các nhà vườn trồng quýt hồng Lai Vung còn kết hợp với phát triển du lịch nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập gấp hai lần.
Đầu năm mua muối lấy may

Đầu năm mua muối lấy may

Cứ ngày đầu xuân năm mới, người dân miền Bắc hay mua muối để cầu mong một năm may mắn, thịnh vượng.
Hợp tác công - tư: Nâng cao giá trị nông sản

Hợp tác công - tư: Nâng cao giá trị nông sản

Hợp tác công - tư trong việc xây dựng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh vi phạm IUU

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh vi phạm IUU

Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý thống nhất, xử lý nghiêm minh, chủ động phòng ngừa vi phạm IUU.
Xây dựng trang điện tử sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc

Xây dựng trang điện tử sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc

Xây dựng trang điện tử của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, thực hiện công tác trả lời tự động, sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc.
Khi người trẻ kể chuyện khởi nghiệp từ sản vật địa phương

Khi người trẻ kể chuyện khởi nghiệp từ sản vật địa phương

Nhiều bạn trẻ Gia Lai đã tận dụng lợi thế sản vật, đặc sản địa phương để khởi nghiệp thành công, tạo việc làm, sinh kế cho người dân và nâng cao thu nhập.
Mobile VerionPhiên bản di động