Chủ nhật 20/04/2025 22:37

Lập phương án đầu tư cao tốc Pleiku - Quy Nhơn

Dự án tuyến cao tốc Pleiku – Quy Nhơn có quy mô 4 làn xe, chạy song song quốc lộ 19, kinh phí dự kiến từ ngân sách, vốn vay ODA và thu hút nhiều nguồn khác.

Ngày 25/7, UBND tỉnh Gia Lai đã giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước(SCIC) và một số đối tác khác nghiên cứu phương án đầu tư, lập hồ sơ đề xuất dự án đường bộ cao tốc Pleiku (tỉnh Gia Lai) - Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Trong đó, ưu tiên phương án đầu tư theo hình thức BOT hoặc đối tác công - tư (PPP) để huy động tối đa nguồn lực xã hội tham gia.

Cao tốc Pleiku - Quy Nhơn có vai trò đặc biệt quan trọng, phát huy lợi thế vị trí địa lý kinh tế các tỉnh Gia Lai, Bình Định và Kon Tum (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh Gia Lai cũng giao Sở Giao thông Vận tải tỉnh phối hợp Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Định hoàn chỉnh phương án đầu tư xây dựng, tiến độ triển khai và các nội dung khác có liên quan để báo cáo lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai - Bình Định trong tháng 7/2022; phấn đấu trình Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương vào cuối quý III/2022.

Trước đó, ngày 22/5/2022, tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với tỉnh Gia Lai, ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đề xuất với Trung ương, Chính phủ bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 hoặc giao các ban, bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh Gia Lai tìm đối tác để sớm triển khai tuyến cao tốc Pleiku - Quy Nhơn trước năm 2030.

Năm 2020, lãnh đạo ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định có văn bản gửi Thủ tướng xem xét cho xây cao tốc Pleiku - Quy Nhơn. Cao tốc Pleiku - Quy Nhơn có vai trò đặc biệt quan trọng, phát huy lợi thế vị trí địa lý kinh tế các tỉnh Gia Lai, Bình Định và Kon Tum. Đây cũng là tuyến ngang kết nối các cao tốc dọc (cao tốc Bắc - Nam), góp phần hoàn chỉnh mạng lưới cao tốc Việt Nam.

Tuyến đường tạo trục cao tốc thông qua hệ thống các cảng biển của khu vực duyên hải miền Trung, kết nối Biển Đông với khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, vươn xa hơn kết nối các nước Thái Lan, Myanmar.

Theo dự kiến, tuyến cao tốc này có điểm đầu giao quốc lộ 1 tại huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định), điểm cuối giao với tuyến cao tốc Bắc - Nam (phía Tây khu vực TP Pleiku), kết nối khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Dự án quy mô 4 làn xe, chạy song song quốc lộ 19, kinh phí dự kiến từ ngân sách, vốn vay ODA và thu hút nhiều nguồn khác. Giai đoạn một (2021 - 2025), tuyến cao tốc sẽ làm trước hai làn, giải phóng mặt bằng 4 làn xe, với kinh phí 40.000 tỷ đồng. Việc hoàn thành cao tốc sẽ được thực hiện đến năm 2030.

Duy Nguyễn - Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chủ tịch Hội Nhà báo: Nhà báo là 'chiến sĩ biên phòng' trên không gian mạng

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Hà Nội sắp xếp phường, xã: Gọn bộ máy, lợi người dân

Chiến trường miền Đông và bản hùng ca mùa Xuân 1975

Võ Hà Linh và câu hỏi liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

MC Bích Hồng - vết trượt danh dự giữa ngày thống nhất

Bắc Giang lấy ý kiến cử tri sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa - Bài 4: Việt Nam cần sớm học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cảnh sát giao thông ra quân bảo vệ bình yên dịp lễ lớn 30/4 - 1/5