Thứ sáu 09/05/2025 19:09

Lão nông cần mẫn gieo “lộc xuân” trên quất cần thăng

Với tiêu chí luôn hướng tới sự độc, lạ, cùng với sự tâm huyết, ông Trương Ngọc Xuân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, sáng tạo ra những gốc cần thăng “độc nhất vô nhị”. Điều khác biệt là ở chỗ, cần thăng ghép với quất cành, cộng với quy trình chăm sóc đặc biệt, sẽ cho quả mọng, chín vàng, lộc biếc, hoa thơm… biểu trưng cho cái Tết no ấm, sum vầy.

Do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, đến thời điểm này nhiều chủ vườn quất, đào ở Hà Nội, Hưng Yên vẫn đang “thấp thỏm” thất thu, thì tại khuôn viên hơn 2.000m2 quất cần thăng của gia đình ông Trương Ngọc Xuân (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) lại luôn tất bật trả hàng.

"Người đẹp sơn cước"- một tác phẩm quất cần thăng đẹp tại vườn cây cảnh của ông Trương Ngọc Xuân

Ghé thăm vườn cảnh của ông Trương Ngọc Xuân, sẽ không khỏi ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng những cây quất mọng quả, với đủ lộc biếc, hoa trắng, quả vàng, thân gốc to như cây cổ thụ, bề thế, tạo nên sự độc đáo hiếm có so với các loại quất bình thường. Đây thực sự là mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cho người nông dân trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19.

Ông Xuân tâm sự, sau nhiều năm nghiên cứu, đến 2015, ông đã ghép quất vào gốc cần thăng cổ thụ. Đây là những cây quất cảnh mà gốc của chúng là gốc cây cần thăng. Vì thế mà giới chơi cây cảnh gọi đây là quất cần thăng. Điều khác biệt là ở chỗ, cần thăng ghép với quất cành, cộng với quy trình chăm sóc đặc biệt, sẽ cho quả mọng, chín vàng, lộc biếc, hoa thơm… biểu trưng cho cái Tết no ấm, sum vầy. Có lẽ, nhờ sự độc lạ này mà vườn quất nhà ông thu hút được lượng khách sành chơi cây.

Tùy vào thế gốc cây cần thăng, người trồng sẽ sáng tạo và đặt tên theo ý nghĩa tượng trưng

Theo ông Xuân, để chuẩn bị cho vụ quất, từ khoảng tháng một, ông đã phải sưu tầm gốc cây cần thăng cổ thụ, từ khắp mọi miền về ghép với quất. Cần thăng là giống cây nhiệt đới, phân bố ở nhiều tỉnh thành, nhưng tập trung nhiều ở vùng Bình Định. Để có được một gốc cần thăng cổ, không phải là việc dễ, nhất là khâu lựa chọn và vận chuyển từ miền Nam ra.

Việc ghép hai loại cây với nhau là sự kết hợp hoàn hảo, dễ hút người chơi bởi nếu là quất thường, không thể kiếm đâu ra những gốc to, thế đẹp. Quất bình thường, chơi qua Tết lại bỏ, nhưng với quất cần thăng có thể chơi được nhiều năm. Trong giới cây cảnh, ông Xuân cũng là một trong số ít người ghép thành công quất với cây cần thăng bonsai.

Bật mí về kỹ thuật ghép, ông Xuân cho hay: “Kỹ thuật ghép cây không quá khó để thực hiện, quan trọng là ở khâu chăm sóc, cắt tỉa và tạo thế cho cây và điều quan trọng nhất trong quá trình ghép cây chính là phải làm sao để kiếm được những phôi cần thăng đẹp, gốc cây to, thân cây uốn lượn, dáng cổ kính để làm điểm nhấn, từ đó mới có thể tạo nên được một cây quất đẹp".

Theo ông Xuân, kỹ thuật ghép cây không quá khó để thực hiện, quan trọng là ở khâu chăm sóc, cắt tỉa và tạo thế cho cây

Ông Xuân cho hay, năm nay ông làm 160 cây quất cần thăng. Trong vườn của ông có đủ loại quất, từ vài triệu đồng đến loại tầm trung khoảng vài chục triệu đồng/cây. Trong đó, có 6 tác phẩm đặc biệt, giá khoảng 150 triệu đồng/cây. Đến thời điểm này, khách đã đặt quá nửa vườn, doanh thu năm nay cũng trên 1 tỉ đồng.

"Để tạo ra sản phẩm đẹp rất cần sự cẩn thận, chăm chút và cả sự sáng tạo. Khi đã có sản phẩm đẹp, khách hàng sẽ tự tìm đến với mình. Tôi thường tạo dáng quất theo dáng biểu tượng linh vật của năm. Năm nay là năm con hổ, nên tôi đặt tên các tác phẩm theo biểu tượng con giống này. Điều này cũng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng" - ông Xuân bày tỏ.

Ông Xuân cũng chia sẻ, thông thường một sản phẩm quất của ông Xuân ít nhất 3 năm chăm sóc để nuôi lớn và tạo thế sau khi ghép cây thành công. Nhờ tìm được hướng đi riêng, luôn chú trọng làm ra sản phẩm phải đẹp, ưng ý, cùng với tâm huyết, luôn cẩn thận và tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ nhất trong khâu chăm sóc cho cây, sản phẩm của ông luôn được giới sành chơi săn đón.

Nhờ tìm được hướng đi riêng, chú trọng vào chất lượng, sản phẩm của ông Xuân luôn được khách hàng săn đón

Mấy năm nay, nhờ quất cần thăng mà cuối năm gia đình ông Xuân không phải lo lắng đầu ra cho sản phẩm như nhiều nhà vườn khác. Dự định, năm 2022, ông sẽ nhân giống, nâng thêm số lượng trồng, với mong muốn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt với những loại quất thế, dáng đẹp, nhiều tiền, ông cũng sẵn lòng cho thuê trong dịp tết. Nếu khách mua đứt, chơi xong mấy ngày xuân, cũng có thể nhờ chủ vườn chăm sóc để chơi tiếp mùa sau.

Có thể thấy, theo phong tục Tết cổ truyền của người Việt, mỗi nhà đều thường chọn cho gia đình một cây quất ưng ý để trưng Tết. Sở dĩ cây quất được trưng nhiều vào ngày Tết là vì theo âm Hán, phát âm từ "quất" gần giống với của từ "cát" trong "cát tường" ý nghĩa gặp nhiều may mắn và phước lành. Bởi vậy mà cây quất thường được chọn để trang trí trong nhà vào ngày Tết.

Để tạo ra sản phẩm đẹp rất cần sự cẩn thận, chăm chút và cả sự sáng tạo

Đặc biệt, khi chọn cây người mua thường chọn những cây có lá xanh tốt, quả vàng đều, sai quả, thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức khỏe. Nếu may mắn chọn được cây có cả quả chín, quả xanh và còn lộc non điều này thể hiện sự đầy đủ, thành công, may mắn. Ngoài ra, cây quất còn là biểu tượng của sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”