Lào Cai: 5 tháng, xuất siêu 338 triệu USD

Hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua đã phát triển theo đúng định hướng, với nhiều mặt hàng, dịch vụ...
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ Lào Cai: Doanh nghiệp chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Những năm gần đây, cửa khẩu Lào Cai đã thu hút được lượng lớn các loại nông sản, trái cây, đảm bảo tính ổn định bền vững trong tăng trưởng xuất khẩu, thặng dư thương mại ngày càng được gia tăng. Cụ thể: Năm 2015 nhập siêu 298 triệu USD, năm 2016 nhập siêu 171 triệu USD thì đến năm 2019 đã xuất siêu 1.062,1 triệu USD, năm 2020 xuất siêu 890 triệu USD, năm 2021 xuất siêu 485 triệu USD, năm 2022 xuất siêu 210 triệu USD, năm 2023 xuất siêu 310 triệu USD, 5 tháng đầu năm 2024 xuất siêu 338 triệu USD.

Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng, chất lượng từng bước được nâng cao, như dịch vụ logistics (giao nhận hàng hóa, xếp dỡ, lưu kho, đóng gói, khai báo hải quan), dịch vụ tài chính…

Lào Cai: 5 tháng, xuất siêu 338 triệu USD
Lào Cai có lợi thế về kinh tế cửa khẩu

Tỉnh Lào Cai với lợi thế có trên 182 km đường biên với Trung Quốc (đối diện đoạn biên giới tỉnh Lào Cai có 3 huyện Kim Bình, Hà Khẩu, Mã Quan thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc). Khu vực biên giới tỉnh Lào Cai có 26 xã, phường với 94 thôn, bản, tổ dân phố thuộc 5 huyện, thành phố biên giới. Hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới gồm: Cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai với 2 điểm thông, cửa khẩu Ga quốc tế đường sắt và 2 cửa khẩu phụ...

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050, theo quy hoạch này, tỉnh Lào Cai sẽ được mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương gồm: (1) Bản Quẩn – Sơn Yêu thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai – Hà Khẩu; (2) Na Lốc – Mã Hoàng Pao thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai – Hà Khẩu; (3) Lồ Cô Chin – Lao Kha thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương – Kiều Đầu; (4) Hóa Chư Phùng – Seo Pả Chư thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương – Kiều Đầu; (5) Lũng Pô – Lũng Pô Chải thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược – Pả Sa; (6) Y Tý – Ma Ngán Tý thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược – Pả Sa.

Hiện nay, hai bên đang phối hợp triển khai dự án xây dựng cầu bắc qua sông Hồng Bản Vược (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) và tiến tới hình thành cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Việc hình thành cặp cửa khẩu này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc, năng lực thông quan hàng hóa tăng…

Lào Cai: 5 tháng, xuất siêu 338 triệu USD
Dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics tại các cửa khẩu Lào Cai ngày càng phát triển

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 thì phát triển kinh tế cửa khẩu, dịch vụ là một trong bốn trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó xác định “… đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”...

Triển khai Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành 18 Đề án trọng tâm giai đoạn 2020 - 2025, trong đó có Đề án phát triển dịch vụ, Kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025; các Đề án chuyên đề về phát triển Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025; Đề án phát triển Logistics giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 trong đó xác định phát triển, nâng cấp hệ thống các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn; đầu tư hệ thống logistics, hệ thống dịch vụ cửa khẩu... nhằm nâng cao năng lực thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thu hút các dự án lớn, trọng điểm sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, gia công, chế biến hàng hóa xuất nhập khẩu…

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai kể từ khi thành lập đến nay, đã từng bước đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế của Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1627/QĐTTg về Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai là vùng kinh tế động lực chủ đạo và là 1 trong 8 khu Kinh tế cửa khẩu trọng điểm của quốc gia, là hạt nhân để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các nước ASEAN và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc.

Trong những năm tới, Lào Cai tiếp tục ưu tiên phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu theo hướng tạo dựng cơ sở hạ tầng và logistics (phát triển hệ thống logistic, khu vực kho cảng cạn, bến bãi tập kết hàng hóa), đầu tư xây dựng đô thị - công nghiệp tập trung (các cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí, các khu chức năng khác và hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam…

Trong Khu Kinh tế cửa khẩu hiện có 240 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 16 nghìn tỷ đồng, các dự án Logistics, kho bãi hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế tổng vốn đầu tư... Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai với gần 600 doanh nghiệp thường xuyên tham gia đã góp phần đẩy mạnh phát triển giao lưu kinh tế qua biên giới.

Trong giai đoạn 2015-2023, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai là khâu “đột phá” trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2023 giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 1,8 tỷ USD, 5 tháng đầu năm 2024 đạt 873 triệu USD, tăng 83% so với cùng kỳ.
Linh Nhi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động