Lạng Sơn: Phát triển nhanh, bền vững kinh tế cửa khẩu
Phát triển kinh tế 17/01/2023 16:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ưu tiên đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng |
Tích cực thu hút đầu tư
Tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới dài 231,74 km tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc; có 12 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu song phương Chi Ma và 9 cửa khẩu phụ.
![]() |
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Lạng Sơn |
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn với quy mô diện tích khoảng 394 km2, bao gồm thành phố Lạng Sơn, một số xã thuộc huyện Cao Lộc, huyện Văn Lãng, huyện Chi Lăng và huyện Văn Quan.
Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong Khu Kinh tế cửa khẩu với tổng vốn tăng nhanh qua các năm, qua đó đã nhanh chóng tạo ra được hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ ở khu vực các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma.
Đến nay, Khu Kinh tế cửa khẩu đã trở thành đầu mối giao lưu quan trọng trong phát triển kinh tế, thương mại và du lịch với Quảng Tây (Trung Quốc); tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; từng bước hình thành trục đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn, hệ thống cửa khẩu được chỉnh trang, nâng cấp, năng lực trung chuyển và tiếp nhận hàng hoá xuất nhập khẩu được nâng lên, thu hút mạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu qua địa bàn.
Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn từ 2010 - 2020 từ nguồn ngân sách nhà nước là trên 8.000 tỷ đồng, được tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các chương trình dự án trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn để tạo động lực cho các ngành khác cùng phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn Khu Kinh tế cửa khẩu trong những năm qua đã đạt được một số kết quả tích cực. Hiện có khoảng 122 dự án trong nước còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 13.000 tỷ đồng và 20 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 207 triệu USD, chiếm 67% số dự án và 88% tổng vốn so với toàn tỉnh.
Trong đó, 3 dự án khu chức năng trong Khu Kinh tế cửa khẩu được xác định là các dự án trọng điểm, tập trung ưu tiên đầu. Ngoài ra, tại các cửa khẩu hiện có 29 dự án đầu tư kinh doanh bến bãi với số vốn đăng ký 3.033,8 tỷ đồng; 48 dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ với số vốn đầu tư đăng ký trên 3.100 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại dịch vụ, lưu giữ, bảo quản hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu và đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu, Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã tham mưu trình UBND tỉnh thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện hỗ trợ công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tổ chức các đoàn kiểm tra về tiến độ thực hiện các dự án đăng ký đầu tư trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu; qua kiểm tra đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư.
Đồng thời, nắm bắt tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư nhằm đôn đốc, phát hiện, có biện pháp xử lý hoặc đề nghị xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật đối với các nhà đầu tư có dự án đăng ký đầu tư.
Đặc biệt, trong công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh còn có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp như: Quỹ phát triển đất tỉnh để cho vay đầu tư trực tiếp vào các dự án thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua mà không cần có tài sản bảo đảm; tạm ứng trước từ ngân sách để đẩy nhanh tiến độ thi công một số dự án trọng điểm, cấp bách…
Tập trung phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu
Tỉnh Lạng Sơn định hướng phát triển nhanh, bền vững kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021-2025 gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch; hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu vực cửa khẩu; tạo môi trường thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi; hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư; chủ động, tăng cường công tác đối ngoại; xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành “cửa khẩu kiểu mẫu”.
![]() |
Khu vực Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Lạng Sơn |
Đồng thời, phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc, và là cửa ngõ quan trọng thông thương hàng hóa của các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và các nước khác.
Theo đó, chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu vực cửa khẩu. Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định để đầu tư các công trình thiết yếu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị cho Khu Kinh tế cửa khẩu.
Kịp thời giải quyết vướng mắc, hỗ trợ và phối hợp với các nhà đầu tư các Phân khu chức năng trong Khu Kinh tế cửa khẩu trong công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục pháp lý để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
Mặt khác, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư; tạo mặt bằng sạch theo quy hoạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh theo các phương thức thích hợp.
Trước mắt tập trung phối hợp, hỗ trợ và tạo thuận lợi tốt nhất cho Nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu (Khu trung chuyển hàng hóa, Khu Chế xuất 1, Khu phi thuế quan giai đoạn 1).
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế cà phê Việt Nam

Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 1: Cầu nối đưa thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa

TP Hải Phòng: Khởi công Dự án cầu Lại Xuân kết nối với tỉnh Quảng Ninh

Thanh Hóa: Dự án “khủng” hơn 1.500 tỷ đồng về tay Công ty RIG Group

Thanh Hoá: Phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp Lưu Bình 470 ha
Tin cùng chuyên mục

Sắp triển khai làm đường nối TP. Thái Bình đến khu du lịch biển Cồn Vành

Quảng Ngãi cần ưu tiên ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao

Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu tập trung tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới tăng trưởng kinh tế

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh mô hình chuyển đổi số điển hình của cả nước

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút 1 tỷ USD từ FDI năm 2023

Thừa Thiên Huế: Khai xuân dự án tại KCN Phú Bài

Thanh Hóa: Cảng Nghi Sơn đón 11 tàu "xông đất" Tết Nguyên đán Quý Mão

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá chúc Tết công nhân, lao động ngày làm việc đầu năm

Thanh Hóa: Khởi công tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng

Thanh Hóa: Đón gần 430 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

Thanh Hóa: Phát triển mạnh sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập cho người dân

Thanh Hóa: Ngư dân làm lễ vươn khơi đón "lộc biển" đầu năm

Ngành Lao động, Thương Binh và Xã hội Thanh Hóa nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022

Quảng Ninh: Rót tấn than đầu tiên trong ngày đầu năm mới Quý Mão 2023

Quảng Ninh: Từ 30/1 dừng dịch vụ lái xe trung chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Móng Cái

Ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi bám biển xuyên Tết

Lạng Sơn: Xây dựng Khu công nghiệp Đồng Bành đồng bộ, hiện đại

Chợ hoa xuân Hạ Long: Trăm người bán vạn người xem

Mục sở thị vùng rau lớn nhất TP. Đà Nẵng vào vụ Tết Quý Mão
