Lạng Sơn: Lấy người dân làm trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu có sự tham gia của toàn dân, người dân phải là chủ thể, mục tiêu của chuyển đổi số.
22 nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 Lạng Sơn: Ký kết hợp tác về thúc đẩy triển khai chuyển đổi số Hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trong năm 2022

Chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Ngày 12/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ phát động triển khai nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” và phát triển tài khoản thanh toán điện tử.

Lạng Sơn: Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu xây dựng được công dân số
Nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số bắt đầu từ người dân

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đồng thời, là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Bên cạnh việc chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, cửa khẩu số, tỉnh Lạng Sơn chú trọng chuyển đổi số xuất phát từ người dân, phục vụ người dân và doanh nghiệp, lấy người dân làm trung tâm, động lực và là mục tiêu phát triển.

UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng các doanh nghiệp công nghệ số (VNPT, Viettel, VNPOST, MB, …) phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ người dân, doanh nghiệp và nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” là một trong số các ứng dụng, nền tảng đó. Tỉnh Lạng Sơn đã xác định phát triển nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” trở thành một app duy nhất dành cho người dân Xứ Lạng.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu có sự tham gia của toàn dân, người dân phải là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của chuyển đổi số.

Do đó, nhiệm vụ rất quan trọng của chúng ta là phải nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức cho người dân để người dân tiếp cận một cách dễ dàng đối với các ứng dụng thông minh được tích hợp trên một nền tảng số và để việc sử dụng các dịch vụ số sẽ trở thành một nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu chúng ta xây dựng được công dân số- ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ phát động, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn chia sẻ thêm, sau gần 1 năm tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 49 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số, kết quả chuyển đổi số ở cả 4 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân.

Chính quyền số đã phát triển mạnh mẽ; kinh tế số phát triển rộng khắp với trên 60% số hộ gia đình có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử; xã hội số với 100% các trường học hoạt động trên nền tảng số; cửa khẩu số được phát triển với 100% doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tham gia.

Các kết quả trên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần nâng cao các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh như: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 tỉnh Lạng Sơn xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố, tăng 33 bậc so với năm 2020; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, tăng 13 bậc.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi số

Nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” đi vào hoạt động thể hiện sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân và vì người dân.

Nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên nền tảng số, người dân tiên phong sử dụng sẽ thúc đẩy, dẫn dắt chính quyền.

Lạng Sơn: Chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu xây dựng được công dân số
Tỉnh Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số

Nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” cho phép người dân tra cứu các tiện ích cơ bản như: Thủ tục hành chính, nộp hồ sơ, tra cứu hồ sơ, thủ tục trực tuyến, tra cứu thông tin đất đai, thửa đất quy hoạch tại tỉnh và tương tác với hệ thống trợ lý ảo iSee Lạng Sơn, thực hiện mua hàng trên các sàn thương mại điện tử…

Đồng thời, đây cũng là giải pháp nhanh chóng, thuận lợi, chính xác để người dân phản ánh, kiến nghị tương tác trực tuyến với chính quyền về các vi phạm, các sự cố của các lĩnh vực trật tự đô thị, môi trường, an ninh trật tự… trên địa bàn và theo dõi tiến độ cũng như hiệu quả xử lý công việc của chính quyền.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn Nguyễn Khắc Lịch, Lạng Sơn đặt mục tiêu ngay trong năm 2022, 70% dân số trên địa bàn từ 15 tuổi trở lên (tương ứng với 412.180 người) cài đặt, sử dụng nền tảng “Công dân số Xứ Lạng”, ứng dụng “thương mại số”, “thanh toán số”.

Để hiện thực hóa được các mục tiêu trên, Lạng Sơn tiếp tục thực hiện cách làm sáng tạo đã được áp dụng từ khi bắt đầu chiến dịch phát triển kinh tế số địa phương - tháng 7/2021, đó là: Huy động toàn bộ 7.776 thành viên của 1.684 Tổ công nghệ cộng đồng đã vươn tới tất cả các xã, phường, thôn, bản, khu phố.

“Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng nền tảng “Công dân số Xứ Lạng” và các ứng dụng thương mại số, thanh toán số” - ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết.

Lạng Sơn nhận thức rõ chuyển đổi số chỉ có thể thành công nếu toàn dân tham gia. Để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra, trong khi lực lượng chuyển đổi số của tỉnh mỏng, nhân lực của các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn phục vụ cho chuyển đổi số của tỉnh rất hạn chế, đa số người dân chưa có kiến thức về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, sáng kiến thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng là cần thiết.

Đây là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, tổ, đội để đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với đông đảo người dân” - ông Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).

Tin cùng chuyên mục

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vận hành thêm 59 trạm biến áp trong mùa nắng trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Vận hành thêm 59 trạm biến áp trong mùa nắng trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Công ty Điện lực Phú Yên cho biết, để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng đột biến do nắng nóng, từ đầu năm đến nay, công ty đã đóng điện vận hành 59 trạm biến áp.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

PC Cao Bằng đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền, cùng các đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình, cơ quan...
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP Hồ Chí Minh

Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại TP Hồ Chí Minh

"Tuần lễ triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận năm 2024" được tổ chức tại Thành Phố Hồ Chí Minh với nhiều sản phẩm phong phú
4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

Đơn hàng của doanh nghiệp tăng cùng một số sự án sản xuất mới đã đi vào vận hành giúp Nam Định tăng xuất khẩu và xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động