Thứ hai 28/04/2025 15:06

Lạng Sơn: Kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm

Nhận định tình hình kinh tế, thương mại tại Lạng Sơn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; cung - cầu hàng hóa, an toàn thực phẩm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả... trên địa bàn vẫn tiếp tục có nguy cơ diễn biến phức tạp, Cục Quản lý thị trường tỉnh (QLTT) Lạng Sơn đã đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2021 là thực hiện kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm để giữ ổn định thị trường hàng hóa, giá cả.

Buôn lậu, gian lận thương mại tại Lạng Sơn trong năm 2020 không có những diễn biến phức tạp so với năm 2019. Tuy nhiên, ông Đặng Văn Ngọc - Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng SƠn, cho biết: Vi phạm pháp luật về niêm yết giá mặt hàng khẩu trang y tế, nước sát trùng phòng chống dịch Covid-19 cũng như một số vi phạm khác về địa điểm kinh doanh, biển hiệu kinh doanh, nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thông qua hoạt động thương mại điện tử... trên thị trường nội địa đã phát sinh và có xu hướng tăng cao. Ngoài ra, các vi phạm về an toàn thực phẩm, vi phạm về xuất xứ hàng hóa tại Lạng Sơn cũng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Lạng Sơn cũng cho thấy, trong năm 2020, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gần như không phát sinh do cả hai bên phía Trung Quốc và Việt Nam đều kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, trên khu vực biên giới, các hoạt động mang vác hàng hóa nhập lậu nhỏ lẻ qua các đường mòn vẫn diễn ra, với các mặt hàng quần áo may mặc sẵn, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, các loại bánh, kẹo, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, dược liệu, trong đó có nhiều mặt hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng cấm. Bên cạnh đó, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, tại Lạng Sơn cũng đã phát sinh hoạt động xuất khẩu lậu mặt hàng khẩu trang sang Trung Quốc để trục lợi; gian lận thương mại về số lượng hàng hóa thông qua nhập khẩu, sau đó sử dụng hóa đơn bán hàng của một số cá nhân kinh doanh ở khu vực biên giới cũng vẫn tiếp tục xảy ra.

QLTT Lạng Sơn bắt giữ và xử lý hàng hóa vận chuyển, kinh doanh vi phạm pháp luật. Ảnh NQ

Để giữ ổn định thị trường, lãnh đạo Cục QLTT Lạng Sơn, cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động và tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, QLTT Lạng Sơn đã phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm, kiểm tra và xử lý 560 vụ hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và các cấp có thẩm quyền về chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Cục QLTT Lạng Sơn đã tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, đã phát hiện và xử lý 89 vụ vi phạm, tịch thu hàng hóa trị giá trên 8,1 tỷ, tổng số tiền xử lý vi phạm 9,02 tỷ đồng (gồm mỹ phẩm nhập lậu vắng chủ không thể xử phạt vi phạm hành chính, riêng vụ việc kiểm tra nguyên liệu thuốc bắc tại Trung tâm Thương mại ASEAN có tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính là 7,9 tỷ đồng). Đồng thời, thông qua triển khai các biện pháp quản lý địa bàn, giám sát, xây dựng cơ sở báo tin, phối hợp kiểm tra và đã phát hiện, xử lý 714 vụ kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, xử lý hành chính trên 37,1 tỷ (phạt hành chính 9,77 tỷ, tịch thu hàng hóa trị giá khoảng 16,5 tỷ đồng, buộc nộp ngân sách số tiền thu lợi bất hợp pháp khoảng trên 10,7 tỷ đồng).

Trong năm 2020, Cục QLTT Lạng Sơn đã thực hiện kiểm tra 2.879 lượt/vụ, phát hiện và xử lý 2.293 vụ vi phạm pháp luật, với số tiền xử lý vi phạm hành chính, tịch thu hàng hóa vi phạm, buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp từ vi phạm hành chính… tổng cộng là trên 42,3 tỷ đồng, nộp vào ngân sách nhà nước số tiền trên 24,4 tỷ đồng.

Đặc biệt, Lạng Sơn là 1 trong 20 tỉnh, thành phố trọng điểm về đấu tranh chống hàng giả trong năm 2020 theo Kế hoạch 3972 của Tổng cục QLTT, Cục QLTT Lạng Sơn đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch và chỉ đạo tất cả các cấp, ngành liên quan đấu tranh, ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cục QLTT Lạng Sơn đã chỉ đạo tất cả các đội QLTT chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh phù hợp. Tại 04 điểm chợ được nhận diện là địa bàn nổi cộm theo Kế hoạch 3972 của Tổng cục QLTT, Đội QLTT số 1 và Đội QLTT số 7, thuộc Cục QLTT Lạng Sơn đã vận động ký cam kết đối với khoảng 70% cá nhân kinh doanh; kiểm tra, xử lý khoảng 20 vụ việc, phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng...

Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cho biết, năm 2021, đơn vị đã xác định phương châm hành động là: “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, sâu sát địa bàn, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”. Trên cơ sở đó, để giữ ổn định thị trường hàng hóa, giá cả trên địa bàn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bên cạnh thực hiện các nhóm nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, Cục QLTT Lạng Sơn sẽ tập trung thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm.

Cụ thể, sẽ chủ động và tăng cường phối hợp xử lý buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là tại các địa bàn nổi cộm, lĩnh vực có nguy cơ cao như dịch vụ chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, bán hàng đa cấp, gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu hàng hóa, chuyển khẩu, chuyển cảng…

Tăng cường quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, ngành hàng kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người... như dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng và những nhóm ngành hàng có nhu cầu tiêu dùng cao như lương thực, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh covid-19, phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng...

Chủ trì, phối hợp ngăn chặn kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nhập lậu; phối hợp quản lý hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, thu ngân sách nhà nước, ngăn chặn gian lận về giá, chuyển giá nhằm trốn thuế và các thủ đoạn hợp thức cho hàng hóa nhập lậu.

Phối hợp với các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới giám sát hàng hóa từ cửa khẩu vào nội địa để phòng, chống gian lận thương mại về nguồn gốc hàng hóa, giá hàng hóa, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi nhập lậu, xuất lậu hàng hóa qua biên giới.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu