Làng Hành Thiện và 2 vị "Quan thượng thư Bộ Công"

Hành Thiện là ngôi làng thuộc phủ Xuân Trường, Nam Định. Tên làng được vua Minh Mạng (1791- 1841) ban Sắc đổi tên từ làng Hành Cung Trang (1823) mà thành.
Nam Định: Lễ hội khai ấn Đền Trần 2023 diễn ra vào thời gian nào?

Hành Thiện là ngôi làng thuộc phủ Xuân Trường, Nam Định. Tên làng được vua Minh Mạng (1791- 1841) ban Sắc đổi tên từ làng Hành Cung Trang (1823) mà thành, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Nơi đây nức tiếng cả nước về truyền thống học hành, khoa bảng...

Làng Hành Thiện và 2 vị "Quan thượng thư Bộ Công"

Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu tặng câu đối cho Báo Công Thương nhân dịp Xuân Quý Ty 2013

Thật kỳ lạ, ngôi làng mang hình con cá chép vượt vũ môn ấy tương truyền là được thày địa lý Tả Ao trả ơn một người làng này đã cứu mạng ông khỏi đuối nước mà tự nhận quy hoạch lại cho làng trên đẹp và văn minh đến mức thán phục.

14 xóm (giong) trong thôn, giong nào cũng cứ thẳng băng. Đứng đầu xóm, người ta có thể nhìn tận cuối xóm dù có xóm chạy dài cỡ vài trăm mét. Mỗi một thửa đất được chia cho các nhà và đều là 1,5 sào Bắc bộ, rất bằng nhau, không phân biệt sang, hèn (đúng 540m2 không sai một cm).

Làng Hành Thiện và 2 vị "Quan thượng thư Bộ Công"
Tiến sĩ Đặng Vũ Chư về thăm trường tiểu học của làng Hành Thiện, nơi thiếu thời ông từng học và vận động con cháu của mình trang bị Phòng máy tính cho các cháu học môn vi tính

Vào thời Nho học (1075 -1915 với riêng Bắc kỳ và cả nước thì kết thúc thi cử năm 1919) Hành Thiện có 352 vị đỗ đại khoa, cử nhân và tú tài, thuộc dạng nhiều nhất nước. Chính vì thế dân gian mới có câu: Đông Cổ Am/Nam Hành Thiện hoặc Bắc Hà - Hành Thiện/ Hoan Diễn - Quỳnh Đôi như để nhắc đến những miền đất học nổi tiếng trong cả nước ta.

Ngay cả thời tân học cho đến hiện nay, nếu cả huyện Xuân Trường đã và đang có 274 vị có bằng tiến sĩ thì riêng làng Hành Thiện thuộc huyện này, họ đã chiếm 209 vị.

Còn với học hàm giáo sư, phó giáo sư thì tôi không có thống kê đầy đủ của toàn huyện. Nhưng chỉ riêng một làng Hành Thiện này thì họ đã sản sinh ra gần 80 giáo sư và phó giáo sư, trong đó có khoảng 45 vị từng hoạt động trong ngành y và dược của đất nước.

Chỉ có điều lạ là mảnh đất này không có những đại gia làm kinh tế nổi danh cho dù người làm thầy giáo, thầy thuốc thì rất nhiều. Nhiều đến mức không kể xiết. Rồi làm tướng cũng không ít (13 vị tướng), nhưng thường là tướng làm về khoa học và y học.

Có một điều thú vị là từ thời Nho học cho đến sau này, ngôi làng luôn sản sinh ra rất nhiều quan lớn, hàm đến Thượng thư mới lạ. Thời trước Cách mạng Tháng Tám, Hành Thiện từng có 5 vị quan mang hàm quan Thượng thư (tương đương Bộ trưởng bây giờ) và thời sau Cách mạng Tháng Tám, làng này cũng từng có 7 vị có cấp hàm tương đương Bộ trưởng và Ủy viên Trung ương Đảng trở lên. Người đặc biệt nhất, đương nhiên là cố Tổng Bí thư Trường Chinh - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam với 3 lần giữ cương vị Tổng Bí thư (Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương (1941); Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam (1952) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, vị kiến trúc sư của thời kỳ đổi mới (1986).

***

Song có lẽ còn thú vị hơn nếu biết rằng, vào thời Nho học, ngôi làng này từng có một vị tài cao không qua trường lớp mà vẫn được vua đặc cách phong chức Thượng thư Bộ Công trong triều đình vua Tự Đức (như Bộ Công Thương ngày nay) dù ngày xưa, muốn làm quan phải qua học hành đào tạo rất căn cơ .

Đức Vua ngày ấy đã trọng dụng người tài theo lối hứa hẹn kiểu như để khích lệ người đi học nước ngoài trở về. Nếu như học được và làm được thì trọng dụng cực kỳ xứng đáng và kể cũng rất hiếm và lạ.

Vốn là người không có học vị, bằng cấp gì, vậy mà cụ Nguyễn Xuân Phiêu, người làng Hành Thiện đã phấn đấu trở thành quan Thượng thư Bộ Công. Cụ có nhiều đóng góp thiết thực về ngành kỹ nghệ phục vụ đất nước. Sự học của cụ không câu nệ hình thức mà chủ yếu là con đường tự học, thực học.

Năm 1881, cụ Nguyễn Xuân Phiêu (có cha là cụ Nguyễn Xuân Huyền, quan Thị lang Bộ Công (tương đương Thứ trưởng bây giờ) được vua quý vì tài năng và đức độ của ông Xuân Huyền nên đã nhận con ông vào làm việc trong chính cơ quan của cha với chức Thừa biện Công bộ mà chưa có bằng cấp gì. Đó là một chức nhỏ giao việc tạm một thời gian và chỉ có quyền thừa hành các việc được giao, không được phép bàn bạc.

Ông Xuân Phiêu làm việc rất mẫn cán và rất thông minh. Vì thế ông được vua Tự Đức để ý và quyết định cử đi học các khoa kỹ nghệ của Tây Âu.

Trước khi chàng trai trẻ lên đường, vua Tự Đức khuyến khích: "Hễ nhà ngươi học tập được kỹ nghệ một nước thì lấy lệ Cử nhân bổ dụng, kỹ nghệ hai nước thì lấy lệ Tiến sĩ bổ dụng, kỹ nghệ ba nước thì lấy lệ Hoàng giáp bổ dụng".

Sau 6 tháng nghiên cứu thực tế tại nước ngoài, bằng trí thông minh hiếm có và sự chăm chỉ, chịu khó học tập, Nguyễn Xuân Phiêu đã nắm được nhiều kỹ thuật mới của phương Tây. Về nước, ông chế ra 2 khẩu súng (một khẩu kiểu của Anh, một khẩu kiểu của Pháp), mô hình một chiếc tàu Chalub, một đồng hồ kiểu Anh dâng lên vua. Mục đích để báo cáo kết quả học tập. Sau đó, Nguyễn Xuân Phiêu xin vua cho thành lập các xưởng Bách công kỹ nghệ ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Biện Sơn để chế tạo vũ khí, đóng tàu thủy, nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc bờ cõi, nhưng không được triều đình chấp nhận. Vua bước đầu chỉ phong cho ông chức Chủ sự Công bộ.

Đến năm 1886, Nguyễn Xuân Phiêu được giao nhiệm vụ mở xưởng đúc tiền niên hiệu Đồng Khánh. Năm 1887, ông được phong làm Bang biện Nha đúc tiền quốc gia. Năm 1894, ông được cử ra Thanh Hóa mở Nha Thông bảo (tức Nha đúc tiền) ở Cẩm Thủy và làm Bang tá nha này.

Năm 1901 triều đình triệu ông về Huế, giao trông coi việc đóng tàu và sửa chữa tàu. Ông phát huy sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ, được vua ban cho áo gấm có thêu hình 9 con rồng, lại sai ông chế tạo xe hơi và các đồ ngự dụng.

Năm 1906, ông làm Hộ lý Cục Nông Công kỹ nghệ.

Năm 1911, ông chuyển làm Hộ lý Trường Bách công. Có thể coi ông là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường kỹ nghệ của nước ta. Ông còn được triều đình tín nhiệm giao cho phụ trách sửa chữa các công trình trong Nội điện. Công việc hoàn thành mỹ mãn, vua thưởng cho ông 500 lạng bạc nhưng ông chỉ nhận 200 lạng đủ thanh toán tiền công cho thợ, còn trả lại triều đình.

Năm 1915, ông phụ trách tu sửa điện Thái Hòa. Việc hoàn thành, ông được ban Nhị hạng kim khánh và được thăng Tham tri bộ Công.

Năm 1916 (thời vua Khải Định), Nguyễn Xuân Phiêu được thăng Thượng thư Bộ Công.

Kể câu chuyện này để thấy một điều, ngoài việc thi tuyển công khai cho minh bạch và dễ tìm hiền tài, người lãnh đạo nói chung cũng rất nên để tâm tìm hiền tài mà nhiều khi họ ở ngay trước chúng ta...

***

Sau này, vào năm 1990, làng Hành Thiện lại thêm một lần có "Thượng thư đời mới", đó là tiến sĩ Đặng Vũ Chư. Ông được Đảng, Quốc hội và Chính phủ tín nhiệm giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ .

Làng Hành Thiện và 2 vị "Quan thượng thư Bộ Công"
Thượng thư Bộ Công Nguyễn Xuân Phiêu

Nhưng quá trình để ông được tin cậy giao trọng trách lớn như vậy cũng cần nói thêm đôi chút về quãng thời gian trước đó.

Năm 1977, ông Đặng Vũ Chư bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Tiệp Khắc (cũ) về lĩnh vực điều khiển học trong ngành dệt. Ông từng làm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật, Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1984, được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà máy Dệt kim Đông Xuân. Đây là giai đoạn đầy khó khăn về kinh tế của đất nước với một nhà máy có cả ngàn công nhân, lo có được việc làm đã khó, lo ăn cho công nhân càng khó bởi cơ chế lúc đó rất khó làm tốt vì bị "bó" bởi các suy nghĩ cũ khiến doanh nghiệp khó tự chủ trong sản xuất, kinh doanh...

Khi ông Chư đang làm giám đốc dưới Nhà máy Dệt kim Đông Xuân thì nhận được cú điện thoại của ông Hoàng Hữu Nhân, Trưởng ban Công nghiệp Trung ương Đảng mời lên gặp để trao đổi công việc.

Lúc đó, ông Hoàng Hữu Nhân được xem là một trong những người sớm có tư duy đổi mới. Sau cái bắt tay cởi mở, ông Hoàng Hữu Nhân vào đề luôn: "Hôm nay tôi cho cậu tự do tư tưởng nhé! Cậu đang quản lý doanh nghiệp. Cho nên thấy gì hay hoặc dở thì cứ nói thoải mái. Nói thẳng, nói thật nhé"!

Như được cởi bỏ mọi áp lực, ông Chư đã bày tỏ rằng, Nhà nước đã đến lúc phải cho doanh nghiệp được tự chủ trong kinh doanh, sản xuất cái gì và bán cho ai; được tự chủ tài chính, lỗ, lãi, được ăn, thua chịu; được tự chủ trong sử dụng lao động và cần xóa bỏ sớm chế độ kế hoạch hóa tập trung…

Làng Hành Thiện và 2 vị "Quan thượng thư Bộ Công"
Nguyên Bộ trưởng Đặng Vũ Chư

Bữa đó, ông Chư thấy nét mặt vị Trưởng ban Công nghiệp Trung ương rất tươi tỉnh và chú ý lắng nghe. Thấy thế, Tiến sĩ Đặng Vũ Chư càng tự tin bộc lộ hết những trăn trở của mình mà không ngại bị quy quan điểm.

Ông Hoàng Hữu Nhân cũng chủ động bày tỏ suy nghĩ của mình và có nhiều nội dung đồng tình với ông Chư...

Ra về, ông Chư thấy thanh thản vì được dịp nói thật mà không phải bận tâm rồi lao vào công việc bình thường của người giám đốc giai đoạn tiền Đổi mới.

Sau đó, năm 1987, ông Chư được đề bạt Thứ trưởng và 3 năm sau giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

Năm 1995, sau khi hợp nhất ba bộ (Bộ Công nghiệp nhẹ với Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Năng lượng làm một Bộ, Tiến sĩ Đặng Vũ Chư tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cho đến năm 2002.

Với hơn 12 năm làm Bộ trưởng của hai bộ và được phục vụ qua 3 đời Thủ tướng là các ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, ông Đặng Vũ Chư đã có những đóng góp không nhỏ cùng toàn ngành công nghiệp nước nhà trong thời kỳ đổi mới để rồi được Đảng và Nhà nước ghi nhận những thành quả tích cực.

***

Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu (Đặng Vũ Khiêu) là chú họ của Tiến sĩ Đặng Vũ Chư đã tặng đôi câu đối cho ông cháu của mình khi vừa nhậm chức Bộ trưởng Công nghiệp sau sáp nhập 3 Bộ. Câu đối rất ý nghĩa:

"Bách phương chi kế duy Công nghiệp/ Tam bộ anh tài kiến Thượng thư" như mong muốn ông hãy phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến mọi người để lãnh đạo ngành Công nghiệp phát triển...

Làng Hành Thiện và 2 vị "Quan thượng thư Bộ Công"
Nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Trong những năm mà ngành Công nghiệp mới sáp nhập, ngành ông đã có vinh dự đón nhận Huân chương Sao Vàng (trong giai đoạn 1995-2000) do ông làm Bộ trưởng với những dấu ấn như Khu khí điện đạm Phú Mỹ, Cà Mau, Khu Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Thủy điện Y A Ly, Thủy điện Sơn La và đường dây 500 KV...

Thật thú vị về một ngôi làng cổ vùng Đồng bằng sông Hồng. Nơi từng có những vị "quan thượng thư" trong ngành Công Thương nước nhà qua các thời kỳ khác nhau như thế.

Quốc Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Nam Định

Tin mới nhất

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào thi đua

Nâng cao chất lượng phong trào thi đua đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn, kỹ năng tay nghề, ý thức kỷ luật lao động...
Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Trận đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội ngày càng căng thẳng khi mới đây địa phương công bố gần 52.000 học sinh sẽ phải học các trường ngoài công lập.
Lai Châu: Bóc gỡ đường dây buôn bán vàng giả có cán bộ xã tham gia

Lai Châu: Bóc gỡ đường dây buôn bán vàng giả có cán bộ xã tham gia

UBND tỉnh Lai Châu tặng bằng khen cho 5 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh bóc gỡ chuyên án bán vàng giả.
Fami tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Fami tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Nhãn hàng sữa đậu nành Fami của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái” của Đài PT-TH Vĩnh Long.
Tài xế lo sợ khi bụi bay mù mịt trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Tài xế lo sợ khi bụi bay mù mịt trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Khoảng 3 tuần qua, các mỏ đá cạnh bên tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm nổ mìn khiến bụi bay mịt mù, che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho tài xế.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội thảo khu vực phía Bắc về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ (EPR)

Sắp diễn ra Hội thảo khu vực phía Bắc về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ (EPR)

Sáng 26/4 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức hội thảo về quy định EPR cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tại khu vực phía Bắc.
Thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Cả nước đêm mưa dông, ngày trời nắng

Thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Cả nước đêm mưa dông, ngày trời nắng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đêm mưa dông, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 23/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 3-4. Sóng cao 1,0-2,0m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024, Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng, chiều tối có mưa rào.
Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong tại Yên Bái

Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong tại Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp (thay cho tối đa 30 lớp như quy định hiện hành tại Thông tư số 13).
Cận cảnh 15 khẩu pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cận cảnh 15 khẩu pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 22/4/2024, dàn 15 khẩu pháo 105 mm đã có mặt tại tỉnh Điện Biên phục vụ cho màn bắn pháo dịp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phong trào

Phong trào ''Kế hoạch nhỏ'' bị biến tướng: Lỗi ở người lớn?

Cách làm của một số trường học đã biến "Kế hoạch nhỏ" - một phong trào ý nghĩa trở thành "nỗi sợ hãi" của nhiều học sinh và phụ huynh.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày từ 27/4 đến 1/5, trong thời gian này thời tiết chủ đạo nắng nóng bao trùm khắp cả nước.
Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương đã có Công văn số 2589/BCT-VP chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024.
Điện Biên: Nhiều sản phẩm “cháy hàng” tại Hội chợ Công Thương Tây Bắc - Điện Biên

Điện Biên: Nhiều sản phẩm “cháy hàng” tại Hội chợ Công Thương Tây Bắc - Điện Biên

Lần đầu tiên Điện Biên có hội chợ với quy mô lớn, hội tụ nhiều sản phẩm tiêu biểu đa dạng, có chất lượng tốt đến từ hơn 40 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.
Hoạt động kiểm toán giúp các địa phương dự toán và phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng

Hoạt động kiểm toán giúp các địa phương dự toán và phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng

Thời gian qua, hoạt động kiểm toán đã kịp thời cung cấp thông tin giúp các địa phương trên cả nước xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng.
Khánh Hòa: Cho phép xe lưu thông qua đèo Cả từ 18h00 ngày 22/4

Khánh Hòa: Cho phép xe lưu thông qua đèo Cả từ 18h00 ngày 22/4

Ngành chức năng cho xe lưu thông trên quốc lộ 1, đoạn qua khu vực đèo Cả (tỉnh Khánh Hòa) từ 18h ngày 22/4 sau khi khắc phục sự cố hầm đường sắt Bãi Gió.
Tăng giá trị bữa ăn ca: Cải thiện sức khỏe người lao động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Tăng giá trị bữa ăn ca: Cải thiện sức khỏe người lao động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Với phương châm “Sức khỏe lao động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp”, các cấp công đoàn ngành Công Thương luôn chú trọng đến bữa ăn ca cho người lao động.
Quảng Ninh: Bến phà Bãi Cháy nhếch nhác, biến thành nơi tập kết phế liệu

Quảng Ninh: Bến phà Bãi Cháy nhếch nhác, biến thành nơi tập kết phế liệu

Bến phà Bãi Cháy (TP. Hạ Long) là nơi gắn liền dấu mốc lịch sử hào hùng của tỉnh Quảng Ninh. Thế nhưng, hiện nay bến phà lại trở thành nơi tập kết phế liệu.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam động viên người lao động tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam động viên người lao động tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi động viên đoàn viên, người lao động trên công trường xây dựng Đường dây 500kV mạch 3.
Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Ngành điện miền Bắc nỗ lực khắc phục sự cố lưới điện sau mưa lớn và lốc xoáy

Ngành điện miền Bắc nỗ lực khắc phục sự cố lưới điện sau mưa lớn và lốc xoáy

Tính đến sáng ngày 22/4/2024, các đơn vị thuộc EVNNPC cơ bản đã nỗ lực khắc phục sự cố lưới điện do mưa lớn và lốc xoáy tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam: Nâng tầm văn hóa đọc của người Dầu khí

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam: Nâng tầm văn hóa đọc của người Dầu khí

Để phát triển văn hóa đọc lên tầm cao mới, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
20.000 tình nguyện viên tham gia Hưởng ứng Ngày Trái đất 2024

20.000 tình nguyện viên tham gia Hưởng ứng Ngày Trái đất 2024

Hưởng ứng Ngày Trái đất 22/4, hơn 20 nghìn tình nguyện viên Cộng đồng Xanh Việt Nam đã tham gia làm sạch môi trường vì một hành tinh không ô nhiễm trắng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động