Làm thế nào để hạ nhiệt giá xăng dầu?
Công Thương và công luận Thứ hai, 16/05/2022 - 15:26
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Dư địa nào để điều hành giá xăng dầu? |
Dự trữ ít, khó kiểm soát giá
Kể từ khi cơn lốc giá xăng dầu liên tục càn quét nền kinh tế thế giới từ khoảng giữa năm 2021 đến nay, nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều mở kho dự trữ để kiểm soát lạm phát. Đặc biệt, Mỹ mở kho đến 2 lần. Việc cho phép các công ty “tự nguyện giải phóng” kho dự trữ dầu lên tới hàng triệu thùng đã giúp các quốc gia này thành công ghìm đà tăng như vũ bão của giá xăng dầu. Trong khi hiện giá xăng Việt Nam đã chạm mốc kỷ lục, lên gần 30.000 đồng/lít thì xăng tại Mỹ đã hạ xuống mức giá trung bình 27.333 đồng/lít, tại Úc 28.638 đồng/lít, Nhật Bản 29.342 đồng/lít, Malaysia 10.734 đồng/lít, Nigeria 10.240 đồng/lít, Myanmar 26.345 đồng/lít…
![]() |
Việt Nam cần đặt ra vấn đề dự trữ chiến lược, dự trữ quốc gia về xăng dầu |
Thời điểm đầu năm, khi giá xăng dầu liên tục tăng, trong khi chờ Quốc hội thông qua việc giảm thuế bảo vệ môi trường, giải pháp mở kho dự trữ cũng đã được đề cập. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã lên tiếng phản đối với quan điểm kho dự trữ là để phòng trường hợp nguồn nhập khẩu từ nước ngoài quá khó khăn trong tình hình thế giới căng thẳng hoặc thiên tai, hiểm họa, chiến tranh. Mỹ có thể sử dụng biện pháp này vì chủ động 100% nguồn nhiên liệu xăng dầu trong nước, trong khi đó Việt Nam hiện mới chỉ đảm bảo 70 - 75% nguồn cung trong nước, nguồn dự trữ ít nên không thể mở kho dự trữ.
Để giảm phụ thuộc vào xăng dầu, chúng ta cần có một chiến lược như chuyển mạnh sang sử dụng vận tải đường sông, đẩy mạnh sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng tái tạo. Đồng thời, cần phải có những biện pháp tốt hơn để sử dụng năng lượng sinh học bởi hiện đất nước của chúng ta có rất nhiều tiềm năng. TS Lê Đăng Doanh |
Thực tế theo thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hồi giữa tháng 3, Việt Nam có dự trữ quốc gia về xăng dầu nhưng lượng dự trữ rất ít, chỉ đáp ứng được nhu cầu trong khoảng 5 - 7 ngày. Dự trữ này chỉ được sử dụng trong những tình huống đặc biệt. Hiện Bộ Công Thương cùng các các bộ, ngành có liên quan đang nghiên cứu, xây dựng phương án để tham mưu Chính phủ nâng mức dự trữ này lên. Mục tiêu là phải đáp ứng được 1 - 2 tháng, đủ để “chịu đòn” trong quãng thời gian kéo dài như giai đoạn biến động giá vừa qua.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, Việt Nam hiện nay gần như không có dự trữ chiến lược về xăng dầu mà chỉ là dự trữ lưu thông để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn trong vài ngày hoặc vài chục ngày. Nhiệm vụ này do đầu mối cấp 1, tức các nhà nhập khẩu xăng dầu đảm nhiệm. Bên cạnh đó có một phần dự trữ tại các nhà máy lọc dầu nhưng cũng chỉ trong thời gian ngắn hạn, chủ yếu liên quan đến việc kinh doanh. “Hiện nay chúng ta mới chỉ nói về vấn đề dự trữ lưu thông, theo quy định dự trữ, lưu thông 20 ngày, song có trường hợp doanh nghiệp dự trữ không đủ thời gian này vì nhiều lý do nên không có khả năng mở kho để giúp hạ nhiệt giá xăng dầu trên thị trường”, ông Ánh nói.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/6: Vì sao xe máy khan hàng, tăng giá chóng mặt?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 21/6: Kết thúc "có hậu" của 100 container hạt điều

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 18/6: Nông sản, thực phẩm Việt: Rộng cửa vào châu Âu

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 11/6: Cần phát triển đội tàu biển quốc tế

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 7/6: Giá xăng trong nước sẽ giảm nhẹ?
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2022

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/5: Thực thi RCEP, xuất khẩu thêm ưu đãi

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 30/5: Xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp khởi sắc

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 29/5: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ giải pháp ổn định giá vật tư?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 28/5: Phát triển ngành công nghiệp sữa xanh, bền vững

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 26/5: Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia

Giao thương qua cửa khẩu biên giới phía Bắc dần ổn định

Bộ Công Thương: Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho tiêu dùng quý 2

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/5: Giá xăng dầu ngày 23/5 diễn biến thế nào?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 21/5: Tăng kết nối giao thương, tăng hiệu quả tiêu thụ hàng Việt

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 20/5: Công nghiệp hỗ trợ tìm đường vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngăn chặn những vi phạm gian lận trên sàn thương mại điện tử

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/5: Chủ đề công nghiệp, thương mại được quan tâm

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/5: Cần thu hút doanh nghiệp sản xuất thép đầu tư vùng duyên hải miền Trung

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/5: “Điểm nhấn” 71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương

Bộ Công Thương đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang “vượt dịch” thành công

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/5: Lĩnh vực hội nhập - xuất nhập khẩu được quan tâm

Bộ Công Thương: Cần chính sách đặc thù để phát triển ngành thép

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/5: Cần chính sách đặc thù để phát triển ngành thép
