Làm rõ nội dung phản ánh của doanh nghiệp mía đường
Doanh nghiệp - Doanh nhân 07/04/2019 21:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ngành mía đường Việt Nam “đòi” tiếp tục kéo dài bảo hộ |
Ngày 30/3/2019, Báo Công Thương điện tử đăng bài biết: Ngành mía đường Việt Nam “đòi” tiếp tục kéo dài bảo hộ - phản ánh một số nội dung tại Văn bản số 41/CV-HHMĐ của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có việc kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc kéo dài thời gian quản lý hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ 3-5 năm nữa (tức là tiếp tục trì hoãn thực thi cam kết hội nhập tại ATIGA), với lý do các nhà máy đường đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhiều nhà máy thua lỗ có nguy cơ đóng cửa, nếu không có giải pháp tháo gỡ khó khăn…
![]() |
Thu hoạch mía tại Ninh Hòa - Khánh Hòa |
Bài viết đồng thời cũng đề cập đến văn bản số 1034/BCT-XNK, ngày 20/2/2019 của Bộ Công Thương, gửi VSSA thông báo về việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo cam kết ATIGA từ ngày 1/1/2020. Đây là thời điểm đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho lùi thời hạn 2 năm (theo cam kết ATIGA Việt Nam phải thực hiện từ ngày 1/1/2018) để doanh nghiệp mía đường và người nông dân có thêm thời gian chuẩn bị thích ứng, một việc làm chưa từng có tiền lệ trong thực thi cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tại cuộc làm việc với VSSA và một số doanh nghiệp mía đường ngày 8/3/2019 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Quốc Khánh - cho rằng, thời điểm dỡ bỏ hàng rào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo cam kết ATIGA vào ngày 1/1/2020 là không thể trì hoãn thêm được nữa…
Tiếp nối Công văn số 41/CV-HHMĐ của VSSA, ngày 1/4/2019, Công ty cổ phần Mía đường cần Thơ, đã có Văn bản số 31/BC-MĐ “về việc tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, gửi tới các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và một số Bộ, ngành… có liên quan, phản ánh những tồn tại, hạn chế, khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp mía đường và người nông dân trong bối cảnh hội nhập, khẩn thiết đề nghị xem xét một số nội dung.
Theo Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của ngành mía đường hiện nay là rất nghiêm trọng.
Một là, nông dân trồng mía đang lao đao nhưng không được Nhà nước quan tâm - thực tế nông dân kêu cứu nhưng không tổ chức nào hỗ trợ kịp thời, phải phá bỏ mía (thiệt hại không ai bồi thường), bỏ ruộng hoặc chuyển sang trồng cây khác và phó mặc rủi ro, số đông người nông dân luẩn quẩn điệp khúc “được mùa, mất giá”, sản xuất ra không ai mua.
Hai là, người nông dân bỏ mía, tự phát chuyển sang cây con khác không theo qui hoạch nào sẽ gây mất cân đối, mặt khác - cây, con giá trị càng cao càng rủi ro lớn về thị trường do đặc tính của nông nghiệp là “được mùa mất giá”.
Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ cho rằng, việc xác định thời điểm xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ngày 1/1/2020 chưa có sự phối hợp nghiên cứu của các doanh nghiệp mía đường trong nước, bỏ qua các bức xúc kiến nghị của các địa phương có trồng mía, chế biến đường, đặc biệt chưa tính đến sự chuẩn bị của nông dân trồng mía.
Theo Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, đến thời điểm này, Chính phủ, chính quyền các địa phương, nông dân trồng mía và các doanh nghiệp mía đường phải cùng quyết định, cùng xử lý tồn tại, hạn chế, đưa ra chương trình, kế hoạch hội nhập để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.
Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ kiến nghị:
1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan triển khai nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về: Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hạn chế ngăn chặn nhập khẩu đường lỏng sirio ngô (HFCS); điều chỉnh tăng giá điện sinh khối; bảo đảm lợi ích của người trồng mía; triển khai qui hoạch, cơ cấu lại ngành mía đường theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và cạnh tranh cao phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế tại văn bản số 77/TB-VPCP ngày 7/6/2018, văn bản số 43/TB-CPCP ngày 10/9/2018 và văn bản số 9248/VPCP-NN ngày 25/9/2018 của Văn phòng Chính phủ.
2. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp sản xuất mía đường được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ 5% tính trên giá trị mía cây mua vào để sản xuất - như trước đây đã được áp dụng tại khoản I, mục II, Thông tư số 106/1999/TT-BTC ngày 30/8/1999 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng - thời gian áp dụng từ ngày 1/1/2018.
3. Đề nghị Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuê công ty tư vấn nước ngoài đánh giá thật đầy đủ, khách quan tác động của hội nhập đến ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt đánh giá đầy đủ chính sách và định hướng phát triển ngành mía đường của Thái Lan - làm cơ sở xây dựng kịch bản chương trình kế hoạch, tiến độ về hội nhập và phát triển ngành mía đường Việt Nam tin cậy - bảo đảm nguyên tắc khi hội nhập không tổn thương đến nông dân, không phá sản nhà máy.
4. Trong khi chưa đánh giá được mức độ thiệt hại khi xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường thì đề nghị Chính phủ tiếp tục duy trì thực hiện chính sách hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường.
5. Đối với mặt hàng HFCS - kính đề nghị Chính phủ can thiệp và điều chỉnh áp dụng chính sách thuế, hạn ngạch nhập khẩu với mặt hàng HFCS.
Hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhằm tranh thủ, tận dụng cơ hội và các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển, mang lại lợi ích cho đất nước, cho dân tộc, trong đó có lợi ích của người nông dân trồng mía cũng như các doanh nghiệp ngành mía đường. Hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội lớn để phát triển, song nó cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ. Muốn hội nhập thành công, hiểu một cách đơn giản cả ở tầm vĩ mô lẫn doanh nghiệp, là phải biết mình là ai, đang ở đâu, cần phải làm gì, làm như thế nào… từ đó nhằm hạn chế được rủi ro, thách thức, biến thách thức thành cơ hội mới có thể cạnh tranh, phát triển, thu được những thành quả như kỳ vọng.
Câu chuyện lộ trình hội nhập, hội nhập ra sao, hội nhập như thế nào... đối với ngành mía đường không còn mới mẻ, đã được đề cập, mổ xẻ, phân tích… ở rất nhiều diễn đàn từ cấp vĩ mô đến vi mô hàng chục năm qua. Thế nhưng, đến nay, những tồn tại, yếu kém, bất cập… của ngành mía đường vẫn tồn tại, dai dẳng dường như không hề giảm theo phản ánh của VSSA cũng như doanh nghiệp. Sự chuẩn bị để thích ứng với quá trình hội nhập của một số, thậm chí là của nhiều doanh nghiệp ngành mía đường, người nông dân trồng mía, dường như cũng chưa được tốt.
Vậy thì nguyên nhân của những bất cập, khó khăn, thách thức được cho là rất nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp, người nông dân cũng như ngành mía đường hiện nay là do đâu, nằm ở khâu nào, bản chất ra sao, tại sao yếu kém tồn tại dai dẳng như vậy...?
Thiết nghĩ, nhân dịp này, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương… có liên quan vào cuộc đánh giá một cách nghiêm túc, cụ thể, rõ ràng, minh bạch bản chất những vấn đề doanh nghiệp đã nêu, từ đó mới có thể đưa ra được các quyết sách đúng và trúng đối với phát triển ngành mía đường. Đồng thời, cũng phải làm rõ ràng, cụ thể, minh bạch những nội dung kiến nghị từ phía doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra những cơ chế, chính sách thích hợp cho các doanh nghiệp mía đường, người nông dân trồng mía hội nhập hiệu quả, đảm bảo lợi ích toàn cục của đất nước, hài hòa lợi ích cho tất cả các bên có liên quan./.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Chủ tịch HĐTV EVNHANOI Nguyễn Anh Tuấn giữ chức Tổng giám đốc EVN từ ngày mai 1/12/2023

Hợp tác để bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng

Tôn Đông Á đạt chứng nhận ISO 50001:2018 - Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” - mức cao nhất tại Việt Nam

Phân bón Cà Mau trao xe Mercedes cho khách trúng thưởng "Đón mùa vàng – Rước xe sang"
Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 thương hiệu, công ty tham gia Triển lãm Gốm sứ Đông Nam Á

PC Thừa Thiên Huế: Khối Dịch vụ - Thương mại 1 tổng kết phong trào thi đua

11 tháng, cả nước có hơn 146 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuyện về Nữ Chủ tịch công đoàn Nhiệt điện Hải Phòng tận tâm và trách nhiệm

Hãng sữa Nanomilk phản hồi thông tin Báo Công Thương phản ánh

TNS Holdings củng cố nội lực, sẵn sàng chinh phục mục tiêu mới

EVN triển khai Tháng tri ân khách hàng năm 2023

Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng bằng chất lượng sản phẩm

Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Nhiều biện pháp nâng cao an toàn và phòng cháy chữa cháy

Dầu khí - 'Đầu tàu' của nền kinh tế Việt Nam

Bitrix24 – Hệ sinh thái giúp xây dựng “Văn phòng điện tử trực tuyến" tất cả trong một cho doanh nghiệp

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Diễn đàn “Đẩy mạnh hiệu quả kết nối cung – cầu”

Quyết tâm hiện thực hóa ước nguyện của Bác Hồ

VinFuture cải thiện hình ảnh quốc gia và kích thích đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Xu hướng bảo hiểm trực tuyến tăng mạnh

Phân bón DAP Đình Vũ: Hiệu quả vượt trội cho cây trồng

PC Kon Tum triển khai sớm các hoạt động tri ân khách hàng năm 2023

PV Power NT vinh dự đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”
