Làm rõ đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ thêm về cơ sở pháp lý và nội dung liên quan đến việc nâng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bổ sung dự án Luật Dữ liệu vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 Đề nghị thêm chính sách đất ở, nhà ở đối với sĩ quan tại ngũ Cần có chính sách đặc thù cho sĩ quan Quân đội ở vùng sâu, vùng xa

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thuận, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận và Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đã đề nghị làm rõ đề xuất nâng độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội.

Đại biểu Thuận đồng tình và đánh giá cao việc kịp thời bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Làm rõ đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội
Đại biểu Thuận đề nghị làm rõ đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội. Ảnh minh hoạ

Việc này nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng tinh gọn, mạnh mẽ, hiện đại trong bối cảnh mới, đảm bảo quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ.

Làm rõ thêm về cơ sở pháp lý cho việc nâng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình trình bày và thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, ông Thuận đề nghị, cần giải trình thêm về căn cứ pháp lý và làm rõ một số nội dung về mục tiêu, chính sách, cũng như các giải pháp thực hiện trong Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cụ thể, về chính sách nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, việc Cơ quan soạn thảo đề nghị tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan từ 1 đến 4 tuổi tương ứng với cấp bậc quân hàm từ cấp úy đến đại tá để cân đối với tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và mức hưởng lương hưu tối đa 75% theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Về chính sách này, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần làm rõ trong Dự án Luật một số vấn đề sau:

Đầu tiên là hạn tuổi cao nhất của sĩ quan cấp úy 50 tuổi, thiếu tá 52 tuổi nếu tính học xong lớp 12 nhập ngũ hoặc vào năm thứ nhất các học viện, nhà trường quân đội thì đến hạn tuổi cao nhất cũng chưa đủ 35 năm công tác để khi nghỉ hưu được hưởng 75% lương. Ông Thuận đặt câu hỏi, cơ quan soạn thảo có giải pháp gì? Đề nghị giải trình cụ thể.

Làm rõ đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thuận Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: quochoi.vn

Thứ hai, trong 6 cấp bậc quân hàm, có 4 bậc cấp hàm hạn tuổi nam và nữ bằng nhau, còn trung tá, thượng tá và đại tá nữ lại kém 1 tuổi. Ông Thuận cho rằng, cơ quan soạn thảo cần nêu rõ căn cứ có tính pháp lý cho vấn đề này.

Thứ ba, nếu thực hiện cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ không giữ được ổn định như hiện nay mà sẽ gây ùn tắc, dư thừa cán bộ, do số cán bộ cấp phân đội biến động nhanh, hằng năm vẫn phải đào tạo bổ sung. Nếu tăng hạn tuổi thì số chuyển ra giảm (nhất là những năm đầu tăng tuổi) dẫn đến thừa cán bộ, ông Thuận cho rằng cơ quan soạn thảo cần giải trình, giải pháp cụ thể thế nào để giải quyết vấn đề này?

Thứ tư, ở các đơn vị huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu sẽ khó đáp ứng về mặt sức khỏe trong thực hiện nhiệm vụ khi tăng hạn tuổi đối với từng cấp bậc quân hàm. Ông Thuận cho rằng, cơ quan soạn thảo cần giải trình cụ thể vì sao trước đây cho rằng hạn tuổi ở các đơn vị chiến đấu như quy định Luật Sĩ quan hiện tại và quy định tại Thông tư số 08/2020/TT-BQP ngày 17/01/2020 của Bộ Quốc phòng là phù hợp, nay trong Dự án Luật lại tăng?

Đề nghị xem xét lại quy định về cấp bậc quân hàm

Cũng theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thuận, trong chính sách về quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam có giải trình nhiều căn cứ để quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với một số chức vụ, chức danh.

Tuy nhiên, tại Dự thảo 2 Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của Cục trưởng Cục Thi hành án là Thiếu tướng trong khi tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ của ngành thi hành án dân sự trong Quân đội không có thay đổi. Đề nghị cơ quan soạn thảo nêu căn cứ có tính thuyết phục và giải trình cụ thể hơn.

Đối với cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của cơ quan quân sự cấp tỉnh, huyện chưa thấy đề cập trong Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nên ông Thuận cũng đề nghị Cơ quan soạn thảo xem xét.

Về một số nội dung trong Dự án Luật liên quan đến chế độ, chính sách đối với sĩ quan như: Về nhà ở; cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở cho Quân đội nhân dân; tiền lương... Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đề nghị: Cơ quan soạn thảo cần đề xuất quy định cụ thể và có căn cứ, giải trình cụ thể, rõ ràng có tính bắt buộc về quy định này không nên quy định chung chung là “ưu tiên...”.

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Dự án Luật có đề cập nhiều khó khăn đối với quân nhân liên quan đến thu nhập, công tác xa nhà... nhưng chưa thấy cơ quan soạn thảo đề xuất giải pháp khắc phục.

"Hiện tại, những vấn đề mà quân nhân tại chức đang chờ quy định của Luật là: Khi được điều động công tác (thuyên chuyển - nhưng không nhiều) đến đơn vị mới nếu đưa vợ con cùng đi thì chưa có quy định địa phương phải bố trí công việc phù hợp cho vợ sĩ quan chuyển đến và bắt buộc phải nhận con sĩ quan vào trường, lớp học... Hoặc khi có vướng mắc trong cuộc sống về đất đai, nhà cửa, tài sản, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính... mà sĩ quan đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đơn vị đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, hầu như không có điều kiện và thời gian tham gia để giải quyết vụ việc. Ngay trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trong 14 đối tượng người được trợ giúp pháp lý không có đối tượng là quân nhân. Cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét những vấn đề này” - ĐBQH Nguyễn Văn Thuận đề nghị.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học, tổ chức đã phát đi thông báo dừng tổ chức các chương trình vui Tết Trung thu để dành nguồn lực ủng hộ đồng bào đang gặp khó khăn do bão lũ.
Hà Nội ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân sau mưa lũ

Hà Nội ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân sau mưa lũ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.
Điểm nóng 24h ngày 17/9: Áp thấp nhiệt đới hình thành bão tràn vào biển Đông, miền Trung gấp rút ứng phó

Điểm nóng 24h ngày 17/9: Áp thấp nhiệt đới hình thành bão tràn vào biển Đông, miền Trung gấp rút ứng phó

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 13h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820 km.
Sắp diễn ra chuỗi các hoạt động về năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Sắp diễn ra chuỗi các hoạt động về năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Từ ngày 18-19/9 tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động về sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, biến đổi khí hậu.
Nóng: Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Nóng: Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, xác suất 80% bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi trong 24 - 48 giờ tới.

Tin cùng chuyên mục

BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3

BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã ủng hộ 1,28 tỷ đồng nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ tặng quà Tết Trung thu cho học sinh trên địa bàn biên giới

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ tặng quà Tết Trung thu cho học sinh trên địa bàn biên giới

Ngày 17/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ phối hợp với các trường tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trao quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn.
Công an làm việc với chủ tài khoản Youtube

Công an làm việc với chủ tài khoản Youtube 'Những bài học nhỏ'

Cơ quan chức năng đã làm việc với chủ tài khoản Youtube "Những bài học nhỏ" sau khi kênh này có hành động "câu view" từ nỗi đau tại thôn Làng Nủ (tỉnh Lào Cai).
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” của Báo Công Thương

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” của Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, đơn vị ủng hộ tiền và hiện vật vào chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” của Báo Công Thương tính đến 17/9/2024.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh quyên góp hơn 3,75 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh quyên góp hơn 3,75 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc

Nhằm chung tay, góp sức cùng cả nước hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng cơn bão số 3, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM ủng hộ hơn 3,75 tỷ đồng.
Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, hỗ trợ một số đơn vị tại Hải Phòng

Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, hỗ trợ một số đơn vị tại Hải Phòng

Động viên đoàn viên, người lao động khắc phục khó khăn sau bão, Đoàn công tác Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp tục đến thăm, hỗ trợ một số đơn vị trực thuộc.
Sau đêm rằm, bánh trung thu ‘ế’ sẽ được xử lý thế nào?

Sau đêm rằm, bánh trung thu ‘ế’ sẽ được xử lý thế nào?

Khi mùa Trung thu khép lại, những chiếc bánh còn lại trên thị trường khiến nhiều người đặt câu hỏi chúng sẽ đi đâu? Được tái chế hay chờ ngày hết hạn?
Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão

Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão

Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão; Trên đất liền cả 3 miền đều có mưa rào và dông.
Dân chung cư ở Hà Nội bị

Dân chung cư ở Hà Nội bị 'hành xác' vì thiếu nước, phải dùng lại nước sinh hoạt

Sau bão số 3, cư dân chung cư 361 ở Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt, phải thức khuya, dậy sớm hứng từng giọt, nửa đêm xin nước và tắm nhờ.
Công đoàn Công thương Việt Nam giữ vững ổn định lao động, nâng cao đời sống đoàn viên

Công đoàn Công thương Việt Nam giữ vững ổn định lao động, nâng cao đời sống đoàn viên

Công đoàn Công Thương Việt Nam đạt được kết quả đáng ghi nhận trong việc duy trì ổn định quan hệ lao động và nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động.
Người Việt Nam tại Đức hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Người Việt Nam tại Đức hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thuỷ đã tiếp nhận ủng hộ từ người Việt Nam ở CHLB Đức hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, cùng sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, mạnh thường quân sẽ có chuyến hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.
Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất 13h ngày 17/9: Với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11

Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất 13h ngày 17/9: Với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (13h/17/9) vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, phía Đông của Bắc Biển Đông.
Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị tạm đình chỉ cơ sở cung cấp thực phẩm (trà sữa) làm 21 học sinh ở Gia Lai nghi bị ngộ độc.
Hà Nội: Cháy lớn gần Trường Đại học Thương mại, sinh viên tháo chạy khỏi phòng trọ

Hà Nội: Cháy lớn gần Trường Đại học Thương mại, sinh viên tháo chạy khỏi phòng trọ

Vụ cháy xảy ra gần Trường Đại học Thương Mại, quận Cầu Giấy, Hà Nội khiến hàng trăm sinh viên đang ngủ trưa bật dậy tháo chạy khỏi phòng trọ.
May 10 chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

May 10 chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Những chuyến xe chở hàng nghìn sản phẩm thiết yếu của Tổng công ty May 10 đã được gửi tới người dân hai huyện Simacai và Bát Xát của tỉnh Lào Cai.
Hình ảnh Tết Trung thu phố Hàng Mã, Hàng Gai (Hà Nội) hơn 100 năm trước

Hình ảnh Tết Trung thu phố Hàng Mã, Hàng Gai (Hà Nội) hơn 100 năm trước

Những tấm ảnh về Tết Trung thu phố Hàng Mã, Hàng Gai hơn 100 năm trước mở ra góc nhìn về đời sống sinh hoạt tinh tế, ưa nghệ thuật thủ công của người Hà thành.
Bộ Công Thương tiếp tục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

Bộ Công Thương tiếp tục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

Đại diện Bộ Công Thương, Thứ trưởng Phan Thị Thắng trao 1,6 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho sinh viên bị thiệt hại sau bão số 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động