Lạm phát không quá lo, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế cũng như hạn chế nội tại đang trở thành những rào cản lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam năm 2024. Do đó, cần tiếp tục củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời phát huy và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Kinh tế Việt Nam 2024: Cánh cửa vẫn mở rộng Thị trường nội địa: Động lực tăng trưởng kinh tế 2024

Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia về vấn đề này.

Giáo sư Martin Green: Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời

Kinh tế phục hồi rõ nét

Phóng viên: Nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm vượt khó rất ấn tượng, ông đánh giá thế nào về những kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được trong năm 2023?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, bất định, tình hình trong nước có nhiều thách thức hơn thời cơ, kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn đạt được 8 điểm sáng đáng ghi nhận.

Một là, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được ban hành. Cụ thể, về chính sách tài khóa, Quốc hội, Chính phủ ban hành chính sách về giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí năm 2023 với tổng quy mô khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng, tương đương ngân sách Nhà nước giảm thu khoảng 82 nghìn tỷ đồng; tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024 và tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu năm 2024 ...

Với chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành (từ 0,5-1,5%) nhằm giảm lãi suất huy động vốn và cho vay, tăng khả năng tiếp cận và cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Giáo sư Martin Green: Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời
Nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn. (Ảnh: NG.HẢI)

Nhiều chính sách tháo gỡ nút thắt đối với lĩnh vực y tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, bất động sản… cũng đã được ban hành. Việc hoàn thiện thể chế và cải cách thủ tục hành chính được quan tâm thúc đẩy như Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Giá, Luật Giao dịch điện tử, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, góp phần tạo điều kiện các thị trường đất đai, bất động sản, tài chính phát triển an toàn, bền vững.

Hai là, kinh tế dần phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cả năm đạt mức khá so với các nước trong khu vực và thế giới. Tăng trưởng của quý sau cao hơn quý trước (4 quý lần lượt tăng 3,28%, 5,6%, 5,92%, và 6,72%) và cả năm 2023 tăng 5,05%, dù thấp hơn mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra là 6-6,5% song đây là mức tăng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thế giới (2,9%) và mức bình quân của khu vực ASEAN (4,3%), tương đương mức tăng trưởng của Trung Quốc.

Đặc biệt khối doanh nghiệp dù còn khó khăn nhưng cũng đang nỗ lực vượt qua và có tín hiệu phục hồi. Hết quý 1/2023, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường còn ít hơn lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, nhưng đến hết năm đã gấp 1,3 lần.

Các động lực tăng trưởng truyền thống có dấu hiệu phục hồi: Sản xuất công nghiệp phục hồi từ mức âm -8% đầu năm lên mức +3% cuối năm. Xuất khẩu phục hồi dần (từ mức âm -26% đầu năm lên mức âm -4,4% cuối năm). Đầu tư công đạt kỷ lục, tăng 21,2%; thu hút FDI mới tăng 32%, giải ngân FDI tăng 3,5% so cùng kỳ. Du lịch phục hồi khá tốt và nông nghiệp vượt khó ấn tượng với mức tăng 3,83%, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay, đóng góp 10,8% trong mức tăng trưởng chung).

Ba là, lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với năm 2022, thấp hơn mục tiêu đề ra (4-4,5%). Lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm trước, thấp hơn mức 4,99% năm 2022 và giảm từ mức trên 5% hồi đầu năm 2023 cho thấy lạm phát trong xu hướng giảm khá bền vững.

Bốn là, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khởi sắc, vốn giải ngân lập kỷ lục với tổng vốn đăng ký mới ước đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,1%, giải ngân vốn FDI năm đạt 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% và là mức kỷ lục mới trong vòng bảy năm cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư về chính trị ổn định và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Năm là, giải ngân đầu tư công tăng trưởng khá: Năm 2023, giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 625,3 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm trước (cao hơn mức tăng 18,8% năm 2022, chỉ thấp hơn mức tăng 33,6% của năm 2020) và đạt 85,3% kế hoạch năm, đến hết tháng 1/2024 có thể đạt 95% mức Thủ tướng giao.

Sáu là, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2%, tỷ giá cơ bản ổn định.

Bảy là, xu hướng xanh hóa, số hóa, chuyển đổi năng lượng… được quan tâm thúc đẩy.

Tám là, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu quan trọng; vị thế và uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng cao với hàng loạt chuyến thăm cấp cao và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với với Hoa Kỳ và Nhật Bản, nâng tầm và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với Trung Quốc cùng với việc hoàn thành tốt nhiều vai trò quan trọng tại Liên hợp quốc, ASEAN.

Những nỗ lực nêu trên của Việt Nam được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Các tổ chức quốc tế dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam đạt khoảng 5% năm 2023 và 5,5-6% năm 2024. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (12/2023) đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định", do đánh giá cao về ổn định tài khóa, triển vọng tăng trưởng thuận lợi trong trung hạn.

Lạm phát không quá lo, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phóng viên: Một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế năm 2023 là niềm tin kinh doanh đã dần được khôi phục. Tất nhiên số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường vẫn còn tăng cao, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh chưa vơi bớt khó khăn nhưng điều quan trọng là số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại thị trường đã tăng nhanh, đặc biệt là về cuối năm. Theo ông, doanh nghiệp có thể đón bắt cơ hội đầu tư kinh doanh 2024 đang được mở ra như thế nào?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Theo đánh giá của chúng tôi, năm 2024 sẽ tiếp tục có những triển vọng tích cực đang được duy trì theo đà từ năm 2023.

Trước hết về thể chế, các luật qun trọng đã được Quốc hội thông qua sẽ tạo nền tảng cho các thị trường liên quan đến đất đai, xây dựng bất động sản. tài chính ngân hàng… phát triển an toàn hơn, lành mạnh hơn trong thời gian tới.

Lạm phát không quá lo, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách ban hành trong năm 2023 tiếp tục được thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ, Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất tiếp tục giảm VAT, tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường, tiếp tục giảm một số thuế và phí khác với mức gần tương đương với năm 2023.

Chính sách tiền tệ cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế, để doanh nghiệp và người dân an toàn hơn về mặt tài chính và có động lực để đầu tư và phát triển.

Năm 2023 chúng ta làm rất tốt công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập quốc tế với các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mới và đặc biệt là nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác chiến lược quan trọng, giúp Việt Nam đạt kỷ lục về vốn FDI đăng ký và giải ngân cũng tăng trưởng tích cực trong bối cảnh FDI toàn cầu giảm 2%. Quan trọng hơn, chúng tôi thấy đâu đó đã manh nha có làn sóng FDI lần thứ 4 vào Việt Nam.

Ngoài ra, kinh tế số, kinh tế xanh đã có chuyển đổi tích cực. Chúng tôi cũng hy vọng những khó khăn vướng mắc, những rào cản và tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm sẽ được loại bỏ. Tinh thần dám nghĩ dám làm sẽ tốt hơn, tích cực hơn vì đã có Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Phóng viên: Trong bối cảnh các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước tỏ ra khá thận trọng khi dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, các kịch bản dự báo tăng trưởng của Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV lại khá lạc quan. Ông có thể chia sẻ về cơ sở để đưa ra các mức dự báo lạc quan đó?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Kinh tế thế giới được dự báo sẽ ít cải thiện (đi ngang hoặc giảm nhẹ) so với năm 2023 khi những khó khăn, thách thức vẫn hiện hữu. Các tổ chức quốc tế như IMF, WB, OECD... đều hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 xuống thấp hơn so với năm 2023, tăng khoảng 2,4-2,9%. Điểm tích cực là lãi suất sẽ giảm khi lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm (xuống mức khoảng 3,5% từ mức 5,5% năm 2023), qua đó sẽ kích thích đầu tư và tiêu dùng tăng dần trở lại.

Đối với Việt Nam năm 2024, kinh tế vĩ mô trong nước dự báo sẽ đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thách thức. Những thuận lợi, tích cực chính tiếp tục kéo dài từ năm 2023 sang.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có hai vấn đề lớn nhất là tác động tiêu cực từ bên ngoài (nhất là đà tăng trưởng chậm lại của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc) và tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, chậm thực thi công vụ có thể vẫn diễn ra nếu những cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ, không hình sự hóa quan hệ kinh tế chưa được luật hóa, cụ thể hóa.

Trong bối cảnh quốc tế và nội tại như nêu trên, với đà phục hồi và nỗ lực, quyết liệt hơn nữa của chính quyền, người dân và doanh nghiệp, dự báo kinh tế Việt Nam 2024 có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2023, ở mức 6-6,5%.

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 sẽ ở mức 3,5-4%, cao hơn năm 2023 do đà giảm giá hàng hóa thế giới chững lại hoặc thậm chí tăng trở lại so với năm 2023 (nhất là giá năng lượng, lương thực thực phẩm và nguyên vật liệu cơ bản do dịch bệnh, thiên tai, căng thẳng địa chính trị còn phức tạp, khó lường);

Bên cạnh đó, việc tiếp tục điều chỉnh các mặt hàng do nhà nước quản lý như tăng lương tối thiểu vùng, tăng giá điện, học phí, viện phí…; cung tiền và vòng quay tiền tăng cao hơn năm 2023 một phần là do đà phục hồi kinh tế và tín dụng dự báo tăng cao hơn…cũng là yếu tố tác động đến lạm phát.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể tranh thủ kích thích tăng trưởng mà không quá lo vì lạm phát có thể được kiểm soát tốt theo mục tiêu đề ra.

Lạm phát không quá lo, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kịch bản cơ sở: Tiếp nối đà phục hồi nửa cuối năm 2023, sự gia tăng hiệu quả của các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng kết hợp với khả năng phát huy các động lực tăng trưởng mới gồm khoa học công nghệ, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tư nhân, tăng năng suất, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và liên kết vùng.

Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6-6,5%. Theo hướng cầu, tăng trưởng của các động lực tăng trưởng chính khoảng 5-10%, trong đó xuất khẩu tăng 5-7%, giải ngân FDI tăng 8-10%; doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 7,5-8%.

Theo hướng cung, tăng trưởng của các lĩnh vực kinh tế duy trì ít nhất tương đương hoặc cao hơn năm 2023, trong đó nông lâm thủy sản tăng 3,2-3,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,2-5,5%, khu vực dịch vụ tăng 7-7,2%.

Kịch bản tích cực: Trong điều kiện môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi hơn, các yếu tố rủi ro bên ngoài được dự báo và kiểm soát tốt; các động lực tăng trưởng (cả truyền thống và mới) được khai thác, phát huy tốt hơn; kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, niềm tin của doanh nghiệp và người dân được củng cố...; tăng trưởng GDP có thể cao hơn 0,5-1 điểm % so với kịch bản cơ sở, đạt 6,5-7%.

Kịch bản tiêu cực: Nếu các rủi ro bên ngoài gia tăng và tác động tiêu cực hơn, các nền kinh tế lớn phục hồi chậm , xung đột địa chính trị leo thang, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế của Việt Nam, trong khi các động lực tăng trưởng chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 chỉ đạt khoảng 5-5,5%.

Dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Phóng viên: Để nền kinh tế có thể tăng tốc phục hồi và phát triển bền vững, cần ưu tiên triển khai các giải pháp gì, thưa ông?

Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Năm 2024 sẽ là năm bản lề quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện hoàn thành các mục tiêu cho giai đoạn 2021-2025. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 đã được Quốc hội giao, Nhóm Nghiên cứu có 5 kiến nghị chính:

Một là, tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp (kể cả kịch bản tiêu cực, diễn biến xấu).

Nhất quán thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Nghị quyết 02/NQ/CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hai là, chú trọng các động lực tăng trưởng truyền thống và phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng mới. Theo đó, cần chú trọng các động lực tăng trưởng hiện hữu theo hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng tốt hơn các FTAs đã ký kết và các quan hệ đối tác chiến lược được nâng cấp gần đây; thúc đẩy giải ngân đầu tư công hiệu quả, đúng kế hoạch, trở thành vốn mồi cho các nguồn vốn khác; kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng nội địa.

Cùng với đó, khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới như phát triển kinh tế số, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng; tăng năng suất lao động, đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và cần kích thích kinh tế tư nhân;

Quan tâm thúc đẩy tăng trưởng của các đầu tàu kinh tế (nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng-các đầu tàu kinh tế chiếm 32% GDP cả nước năm 2023), qua đó thúc đẩy liên kết vùng…

Ba là, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách kinh tế, đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác nhằm bình ổn tỷ giá, lãi suất và thị trường tài chính tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đó, tiếp tục phương châm chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chính sách tiền tệ chủ động, nới lỏng thận trọng, linh hoạt; quan tâm hơn đến rủi ro hệ thống tài chính và liên thông thị trường tài chính, bất động sản.

Bốn là, quyết liệt đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp, dự án yếu kém, các tổ chức tín dụng yếu kém nhằm góp phần huy động và phân bổ nguồn lực hiệu lực hơn, giảm mạnh chi phí vận hành, duy trì tốn kém. Cùng với đó, chất lượng và hiệu quả đầu tư công cần được chú trọng.

Năm là, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, trong đó tập trung nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng chung. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ xem xét thành lập Ủy ban năng suất quốc gia để thúc đẩy năng suất lao động.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phân bổ, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn như nêu trên; xây dựng chiến lược và giải pháp tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Nhiệt điện Uông Bí: Đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi trường

Công ty Nhiệt điện Uông Bí: Đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi trường

Thời gian qua, Công ty Nhiệt điện Uông Bí cũng đã thực hiện nhiều giải pháp về công nghệ nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải trong quá trình sản xuất.
Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia liên vận quốc tế

Sáng 2/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá.
Thí sinh chính thức bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 từ ngày 2/5

Thí sinh chính thức bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 từ ngày 2/5

Từ 2/5 đến 17h ngày 10/5, cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở phục vụ thí sinh đăng ký dự thi chính thức.
Hạn cuối 31/12/2024 hoàn thành phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Hạn cuối 31/12/2024 hoàn thành phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
Thời tiết hôm nay ngày 2/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to

Thời tiết hôm nay ngày 2/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 2/5/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 2/5/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2024, ở Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 2/5/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng có lốc, sét, mưa đá, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 2/5/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng có lốc, sét, mưa đá, gió mạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 2/5/2024, Hà Nội nhiều mây, mưa dông, khả năng có lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Bình Dương: Vi phạm nồng độ cồn tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4

Bình Dương: Vi phạm nồng độ cồn tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4

Trong 5 ngày nghỉ lễ, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã lập biên bản xử phạt 1.250 trường hợp tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.
Hà Nội: Bị đình chỉ hoạt động, nhà sách Tiến Thọ vẫn tấp nập đón khách dịp lễ

Hà Nội: Bị đình chỉ hoạt động, nhà sách Tiến Thọ vẫn tấp nập đón khách dịp lễ

Nhà sách Tiến Thọ, cơ sở tại đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) đang bị đình chỉ vì không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn mở cửa kinh doanh.
Người dân tay xách nách mang, ùn ùn trở lại Hà Nội

Người dân tay xách nách mang, ùn ùn trở lại Hà Nội

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, người dân các tỉnh đội quà quê, tay xách nách mang quay trở lại Hà Nội để tiếp tục làm việc, học tập.
Giao thông ngày cuối nghỉ lễ tại TP. Hồ Chí Minh: Nơi quá tải, nơi thưa vắng lạ thường

Giao thông ngày cuối nghỉ lễ tại TP. Hồ Chí Minh: Nơi quá tải, nơi thưa vắng lạ thường

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ, trong khi khu vực cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây quá tải thì ở sân bay Tân Sơn Nhất lại thưa vắng người dân.
Chung tay hành động thúc đẩy sản phẩm tái chế

Chung tay hành động thúc đẩy sản phẩm tái chế

Chuyển đổi sản xuất xanh, tăng trưởng xanh đã không còn là trào lưu “làm đẹp” cho hình ảnh doanh nghiệp, mà đã trở thành tiêu chí bắt buộc.
Lạng Sơn: Thanh niên nhảy cầu chết đuối là Bí thư Huyện đoàn Cao Lộc

Lạng Sơn: Thanh niên nhảy cầu chết đuối là Bí thư Huyện đoàn Cao Lộc

Lãnh đạo huyện Cao Lộc cho biết, Bí thư Huyện đoàn Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn) đã nhảy cầu dẫn đến tử vong trên sông Kỳ Cùng.
"Vượt nắng" thi công cầu dài nhất cao tốc Vân Phong - Nha Trang

"Vượt nắng" thi công cầu dài nhất cao tốc Vân Phong - Nha Trang

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều kỹ sư, công nhân vẫn bất chấp nắng nóng, hối hả trên công trường cầu Khánh Bình, thuộc cao tốc Vân Phong - Nha Trang.
Ninh Bình: Nhiều rủi ro từ hoạt động trò chơi xe điện tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế

Ninh Bình: Nhiều rủi ro từ hoạt động trò chơi xe điện tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế

Việc quản lý các dịch vụ khu vực Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế tại thành phố Ninh Bình chưa được quan tâm, trò chơi xe điện mỗi tối tiềm ẩn nguy cơ tai nạn…
Gia tăng các vụ lừa đảo chính sách bảo hiểm xã hội, thu phí trái pháp luật

Gia tăng các vụ lừa đảo chính sách bảo hiểm xã hội, thu phí trái pháp luật

Gần đây, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam liên tục đưa ra cảnh báo các vụ lừa đảo chính sách bảo hiểm xã hội nhằm thu phí trái pháp luật đối với người lao động.
Gần 6.900 phương tiện bị thu hồi phù hiệu do vi phạm tốc độ

Gần 6.900 phương tiện bị thu hồi phù hiệu do vi phạm tốc độ

Thông qua giám sát dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, gần 6.900 phương tiện đã bị thu hồi phù hiệu vì vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000 km trở lên.
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Ngày 1/5 hàng năm, người dân lao động toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động. Đây còn là dịp khẳng định vai trò cũng như cảm ơn người lao động.
Cảnh sát giao thông Thanh Hóa làm việc xuyên lễ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Cảnh sát giao thông Thanh Hóa làm việc xuyên lễ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kỳ nghỉ Lễ 30/4- 1/5, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Thanh Hóa đã trực 100% quân số làm nhiệm vụ xuyên lễ.
Lễ Quốc khánh 2/9/2024, người lao động được nghỉ 4 ngày

Lễ Quốc khánh 2/9/2024, người lao động được nghỉ 4 ngày

Theo thông báo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), đợt nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh, 2 ngày nghỉ hàng tuần.
Tháng 5 có ngày lễ và các sự kiện nào đặc biệt?

Tháng 5 có ngày lễ và các sự kiện nào đặc biệt?

Tháng 5 là tháng có rất nhiều ngày lễ lớn quan trọng ở cả trong nước và quốc tế.
Thời tiết hôm nay ngày 1/5/2024: Không khí lạnh gây mưa dông, nguy cơ lốc sét ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay ngày 1/5/2024: Không khí lạnh gây mưa dông, nguy cơ lốc sét ở Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 1/5/2024: Bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến Bắc Bộ gây mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc.
Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Nắng nóng diện rộng ở miền Bắc, miền Nam bước vào mùa mưa

Dự báo thời tiết tháng 5/2024: Nắng nóng diện rộng ở miền Bắc, miền Nam bước vào mùa mưa

Thời tiết tháng 5/2024 dự báo ở miền Bắc nắng nóng trên diện rộng, từ giữa tháng 5 miền Nam bước vào mùa mưa, miền Trung nắng nóng cục bộ.
Nâng cao năng suất lao động: Con đường ngắn nhất để phát triển kinh tế bền vững

Nâng cao năng suất lao động: Con đường ngắn nhất để phát triển kinh tế bền vững

Ông Paul R.Krugman-nhà kinh tế học người Mỹ, đạt giải Nobel kinh tế đã đánh giá: Năng suất không phải là tất cả nhưng trong dài hạn năng suất gần như là tất cả!
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động