Làm mới những giá trị cũ

Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH): “Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”

Mở đầu bằng những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ cùng Tuyên ngôn nhân quyền năm 1791 của Cách mạng Pháp, chứng tỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy ngẫm rất nhiều về những giá trị to lớn mà hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới đem lại cho nhân loại.

Sau khi khái quát lại 80 năm bị Pháp đô hộ, dân tộc Việt Nam phải chịu bao đau thương, đọa đày đã vùng lên tự giải phóng cho mình và đoàn kết cùng đồng minh đánh đuổi cả phát xít Nhật. Người hào sảng, trịnh trọng tuyên bố: Nước Việt Nam đã thực sự thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Đánh giá sự ra đời của Nhà nước VNDCCH, các nhà sử học Pháp, Mỹ đều khẳng định đây là mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ, hướng về những tiến bộ văn minh. Cần nhấn mạnh rằng, năm 1945 cả Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc đều chưa công nhận nước VNDCCH. Bác Hồ đã hướng về Mỹ rất sớm và không phải ngẫu nhiên Người đã trích Tuyên ngôn độc lập của nước này, mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập nước nhà.

Có những nguyên nhân sâu xa khiến Người muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ trước khi soạn thảo văn bản quan trọng này, nhất là từ đầu tháng 11/1944, Trung úy R.Shaw - phi công người Mỹ - được Việt Minh cứu thoát tại vùng núi Cao Bằng và đưa về Côn Minh - nơi có phái bộ quân đồng minh. Đầu năm 1945, tướng Mỹ S.Chenault đã thân mật tiếp Bác Hồ tại Côn Minh, tặng Người sáu khẩu súng ngắn mới nhất và một bức ảnh chân dung cùng chữ ký đề tặng thân ái. Bác ngỏ ý muốn có máy truyền tin và nhân viên điện tín để thường xuyên thông báo tình hình phát xít Nhật tại Việt Nam với đồng minh. Viên tướng Mỹ chấp nhận ngay, ra lệnh chọn trong số nhân viên người Hoa biết tiếng Việt, giỏi kỹ thuật cùng hai sĩ quan người Mỹ được cử sang Cao Bằng giúp Việt Minh đào tạo du kích biết sử dụng vũ khí, mai phục, chiến đấu…

3913-anh-5
Khai trương biểu tượng kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Sau những báo cáo nhận xét về uy tín của Việt Minh và ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất lớn trong dân chúng, tháng 4/1945, Đại úy Archimedes Patti chỉ huy tình báo Mỹ tại Đông Dương (OSS) đã gặp Bác Hồ tại Côn Minh, trao đổi về những vấn đề người Mỹ có thể hỗ trợ Việt Minh. Sau đó Archimedes Patti viết báo cáo nhận xét: “Việt Minh là thành phần quan trọng nhất, được ủng hộ rộng rãi nhất trong nhân dân. Họ theo chủ nghĩa Mác, nhưng mối quan tâm lớn nhất của họ là đánh đuổi Nhật,họ rất mong được người Mỹ giúp đỡ, đào tạo”.

Ngày 17/7/1945, đội tình báo Mỹ mang biệt danh “Con Nai” gồm 5 người do thiếu tá A.Thomas chỉ huy đã nhay dù xuống Tân Trào (Tuyên Quang). Họ huấn luyện cách sử dụng súng, kỹ năng chiến đấu cho 40 du kích trong đội quân của Đàm Quang Trung do Võ Nguyên Giáp trực tiếp lãnh đạo. Chính Bác Hồ đã đặt tên cho đơn vị này là “Bộ đội Việt- Mỹ” và ra mệnh lệnh đầu tiên đánh chiếm Thái Nguyên vào trung tuần tháng 8/1945.

Ngày 25/8 Bác về đến Hà Nội và ngay trưa hôm sau (26/8), Người đã có bữa tiệc ngoại giao đầu tiên với Trưởng Phái bộ Mỹ ở Đông Dương. Đó lại chính là A Archimedes Patti, nay đã là thiếu tá. Viên sĩ quan này viết trong hồi ký: “Ngày 29/8/1945, Hồ Chí Minh đọc cho tôi nghe dự thảo bản Tuyên ngôn độc lập và mời cơm tôi chiều ngày 1/9 tại Bắc Bộ Phủ. Cùng dự còn có Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Giám. Người hỏi tôi về câu mở đầu trích dịch như vậy có được không? Người hoan nghênh và rất coi trọng sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất, tinh thần từ nước Mỹ dành cho dân tộc Việt Nam. Người đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ rất hiệu quả của OSS và mong sự hợp tác hữu ái sẽ tiếp tục phát triển; có thể tiến đến thành lập Hội Ái Hữu Việt - Mỹ. Người nói đại ý rằng Mỹ là Hợp chúng quốc văn minh, tiến bộ nhất, giàu mạnh nhất mà các nước thuộc địa đang nổi dậy có thể cậy nhờ sự giúp đỡ to lớn…”.

Ngày 2/9/1945, Archimedes Patti cùng phái đoàn OSS dự lễ Quốc khánh đầu tiên của nước VNDCCH giữa một rừng người kín đặc Ba Đình, hò reo vang trời: Việt Nam của người Việt Nam… Thà chết, không nô lệ, hoan nghênh đồng minh, hoan nghênh phái đoàn Mỹ…

Ngày 16/9/1945, Philip Gallagher - vị tướng Mỹ đầu tiên đến Hà Nội với tư cách Trưởng đoàn cố vấn quân đồng minh. Chính ông đã đàm đạo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Mỹ trong lâu dài và thành lập ngay Hội Hữu nghị Việt-Mỹ (VAFA).

Người còn ngỏ lời nhờ phái đoàn Mỹ có sự tác động mạnh mẽ để Mỹ và các nước đồng minh sớm công nhận nước VNDCCH. Tuy nhiên, tình báo Mỹ tại Pháp lại khẳng định, Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc đảng viên cộng sản Pháp, từng hoạt động trong Quốc tế Cộng sản và Mỹ cần phải bảo vệ quyền lợi của Pháp tại Đông Dương. Tổng thống Mỹ Harry S.Truman mới nhậm chức lại có nhiều thiện cảm với tướng Pháp Charles de Gaulle nên đã bỏ lỡ cơ hội rất tốt, rất sớm mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Dương, Đông Nam Á…

Và, phải mất đúng nửa thế kỷ, năm 1995, Mỹ và Việt Nam mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao rồi trở thành đối tác toàn diện như Bác Hồ từng đặt ra khi thành lập Hội hữu nghị Việt- Mỹ 75 năm trước, mở ra nhiều lợi ích to lớn trên mọi lĩnh vực về kinh tế - thương mại, khoa học- kỹ thuật, văn hóa – giáo dục - du lịch…

Đến nay, trải qua 25 năm bình thường hóa quan hệ và 7 năm triển khai quan hệ đối tác toàn diện, những thành quả mà hai nước Việt – Mỹ đạt được đã chỉ ra rằng: Hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau là lựa chọn đúng đắn. Đây cũng là xu hướng tất yếu và hoàn toàn phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động