Làm gì để tận dụng lợi thế từ CPTPP trong thế giới nhiều biến động?

Ngày 30/8, Diễn đàn “Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực thi Hiệp định CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung” do Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Nhận diện thương chiến Mỹ - Trung

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhấn mạnh, quan điểm hội nhập của Đảng, Nhà nước ta là đa phương hoá, đa dạng hoá, toàn diện nhưng lấy kinh tế là trọng tâm, cơ sở là việc gia nhập WTO, song chú trọng khu vực châu Á thông qua những tổ chức, như: AEC, 6 ASEAN + 1 FTAs hay RCEP và phát triển bằng cả “luật” – là những FTAs, kể cả những FTAs chất lượng cao, như: CPTPP, EVFTA và bằng cả “tình cảm” – quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với các quốc gia.

lam gi de tan dung loi the tu cptpp trong the gioi nhieu bien dong
Việt Nam cần nhận diện được xu thế thị trường; cách mạng tiêu dùng; cách mạng công nghệ, nhất là công nghệ số; đô thị hoá và cấu trúc dân số… để có những đối sách dài hạn hiệu quả

Hiện thực hoá quan điểm này đã đưa nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn hơn bao giờ hết mà kết quả đồng thời là cả cơ hội và thách thức. Trong khi đó, với những trắc trở và biến động khôn lường của thế giới, đặc biệt là thương chiến Mỹ - Trung – một cuộc chiến đa chiều, phức hợp, chứ không chỉ đơn thuần là kinh tế, thì nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những tác động tiêu cực.

Làm rõ hơn về cuộc thương chiến Mỹ - Trung, ông Thành phần tích, đây là cuộc chiến đa chiều, liên quan đến không chỉ kinh tế, thương mại mà còn là cuộc chiến công nghệ, mô hình phát triển và cả địa - chính trị... Đây cũng là cuộc chiến phức hợp với những nội hàm, như: “ngắn hạn – dài hạn” và “trực tiếp – gián tiếp” mà tác động của nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính, du lịch… trong khi đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Đưa thêm những hệ lụy trong dài hạn đối với thế giới, ông Võ Trí Thành cho rằng, sẽ tạo ra sự đối nghịch giữa xu hướng “toàn cầu hoá/liên kết/hội nhập” với “chủ nghĩa dân tộc cực đoàn, dân tuý/chủ nghĩa bảo hộ/xung đột địa – chính trị”.

Đối sách nào cho Việt Nam?

Các chuyên gia cho rằng, khi quyết tâm hội nhập, mở cửa, chúng ta đã tự ý thúc tạo ra cho mình áp lực và động lực để cải cách. Vì vậy, cải cách thể chế một cách toàn diện, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô phải được thực thi nhanh và hiệu quả hơn nhằm tạo dựng hình ảnh tốt về cách ứng xử của một “nhà nước pháp quyền”, một Chính phủ phục vụ công dân, doanh nghiệp, minh bạch, có khả năng giải trình và có trách nhiệm.

Và chỉ khi hệ thống thể chế trong nước tương thích, tiệm cận với những nguyên tắc chung của thế giới thì cơ hội có được từ hội nhập mới thực sự mang lại hiệu quả. Cụ thể hơn là cải cách, hoàn thiện thể chế để đáp ứng những cam kết hội nhập trong CPTPP, EVFTA hay AEC…

Cùng đó, “Việt Nam cần nhận diện được xu thế thị trường; cách mạng tiêu dùng; cách mạng công nghệ, nhất là công nghệ số; đô thị hoá và cấu trúc dân số… trong 20 năm nữa để có những đối sách dài hạn hiệu quả” – Chuyên gia Võ Trí Thành khuyến nghị và bổ sung, trọng tâm vẫn phải là ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những tác động bên ngoài. Đồng thời, Nhà nước phải có và thực thi một cách hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí tuần thủ, giúp nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ…

Ở chiều ngược lại, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương – đưa ra con số: Sau 7 tháng Bộ Công Thương chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử hỏi – đáp về Hiệp định CPTPP (tại địa chỉ: http://cptpp.moit.gov.vn/) nhưng chỉ nhận được 12 câu hỏi thắc mắc liên quan. Điều này cho thấy ộng đồng doanh nghiệp chưa thực sự chủ động, quan tâm tìm hiểu các quy định trong CPTPP và nhiều FTA khác.

Từ thực tế này, ông Khanh cho rằng, nếu Nhà nước hoàn thiện, cải cách hệ thống thể chế, tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp, nhưng bản thân các doanh nghiệp không chủ động đồng hành cùng Nhà nước để nắm bắt, hiểu, thực thi và hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại nói chung, CPTPP nói riêng thì kết quả chắc chắn sẽ rất hạn chế.

Tại diễn đàn, rất nhiều khuyến nghị khác đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng đã được đưa ra, song trọng tâm hơn cả là chủ động nắm bắt những cam kết hội nhập giữa Việt Nam và thế giới; tự đánh giá lại nội lực, tận dụng cơ hội ngay tại thị trường trong nước trước khi tính đến những bước tiến ra thị trường quốc tế.

Như một điển hình, bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất xứ hàng hoá, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - lấy Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP – làm ví dụ để đưa ra khuyến nghị rằng, doanh nghiệp đừng “đao to, búa lớn” mà hãy tìn hiểu hệ thống pháp luật của Việt Nam, đối chiếu với hệ thống quy định của thế giới và “chắt lọc” cơ hội để phát triển.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Infographics: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực trong quý I/2024

Infographics: Kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực trong quý I/2024

Kinh tế Việt Nam trong quý I năm 2024 có nhiều chuyển biến tích cực, khẳng định tính hiệu quả cao trong chính sách quản lý và điều hành của Nhà nước.
Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026).
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thu hút nhà đầu tư

Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024.
Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Angola trở nên hiệu quả, thực chất hơn

Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Angola trở nên hiệu quả, thực chất hơn

Ngày 28/3 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô Luanda, Angola, đã diễn ra Kỳ họp lần thứ VII Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Angola.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định 2024.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Trong năm 2024, công việc tại các dự án trọng điểm giao thông vận tải là rất lớn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết liệt hơn nữa...
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.
Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy nhanh việc triển khai các dự án trọng điểm ngành GTVT.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng thống Nga Putin sẽ sớm thăm chính thức Việt Nam. Hiện hai bên đang thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn giới thiệu, lựa chọn, bầu cử cán bộ phải lựa chọn người dám nghĩ, dám làm.
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động