Từ việc doanh nghiệp sầu riêng ‘dán nhầm’ mã số vùng trồng:

Làm gì để nông sản xuất khẩu không bị phạt ‘thẻ đỏ”?

Gian lận mã số vùng trồng là vấn đề chưa bao giờ bớt “nóng” đối với các loại nông sản Việt xuất khẩu, đặc biệt là với sầu riêng – loại trái cây tỷ đô.
Giới hạn dư lượng hóa chất nông nghiệp với nông sản xuất khẩu được Nhật Bản đề xuất ra sao? Xuất khẩu EU: Lại lo ngại nông sản Việt vượt 'barie'

Mới đây, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện doanh nghiệp sầu riêng tại tỉnh này dán mã đóng gói ở TP. Hồ Chí Minh để đưa đi xuất khẩu.

Theo đó, kiểm tra đột xuất Hợp tác xã nông nghiệp Uyên Điệp tại thôn 19-5 (xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), đoàn phát hiện tổ chức này đã "gắn nhầm" 2 mã đóng gói trong các thùng sầu riêng chuẩn bị đưa lên container xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Chủ doanh nghiệp này sau đó cũng thừa nhận đến nay doanh nghiệp của mình chưa dán mã đóng gói của đơn vị được cấp vì ông chưa xin được mã vùng trồng khớp với cơ sở đóng gói của mình.

Sầu riêng là một trong những mặt hàng “hot” trên thị trường hơn 2 năm trở lại đây, kể từ khi Trung Quốc ký nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đã đạt 1,5 tỉ USD.

Quý 1/2024, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc với khối lượng đạt 32.750 tấn, trị giá 161 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc tính theo kim ngạch đã tăng từ mức 32% của năm 2023 lên mức 57% trong quý 1/2024.

Doanh nghiệp sầu riêng ‘dán nhầm’ mã số vùng trồng: Làm gì để nông sản xuất khẩu không bị phạt ‘thẻ đỏ”?
Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh

Để tạo điều kiện cho các cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, phía bạn đã cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu. Tính đến hết quý I/2024, theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 876 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc. Nói cách khác, đây chính là tấm “giấy thông hành”, là “tấm hộ chiếu” dành cho các cơ sở đủ điều kiện theo các tiêu chuẩn mà phía bạn đặt ra để có thể xuất khẩu loại trái cây này sang thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, tại nhiều thời điểm, nhu cầu sầu riêng từ thị trường tỷ dân tăng nhanh đã khiến các cơ sở đóng gói và vùng trồng sầu riêng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, khiến nhiều hộ dân, doanh nghiệp “mượn” mã số vùng trồng, gian lận để xuất khẩu. Suốt trong thời gian qua, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng cao, các cơ quan chức năng liên tục ra các thông báo về việc mạo danh mã số vùng trồng sầu riêng nhằm trục lợi từ các cơ sở chưa đủ điều kiện xuất khẩu.

Nhìn từ Thái Lan – một quốc gia nổi tiếng về trái sầu riêng, có thể thấy, phía bạn quản lý rất chặt mã số vùng trồng. Theo đó, việc xây dựng mã số vùng trồng cho quả sầu riêng đã được thực hiện cách đây 10 năm.

Nông dân khi có mã số thì được tập huấn hướng dẫn rất kỹ về quy trình canh tác, từ khi cây ra hoa, xả nhụy đã phải ghi chép, buộc dây đánh dấu, khi đủ ngày phải kiểm tra trái, nếu chất lượng đảm bảo mới cắt bán cho doanh nghiệp. Những nông dân nào cố tình cắt lẫn cả trái còn non, chưa đủ độ già sẽ bị xử phạt nặng bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu quốc gia của loại quả này.

Ngoài ra, nước này còn xử lý rất nghiêm các trường hợp giả mạo, gian lận mã số vùng trồng, đưa những hành vi vi phạm vào trong luật. Bộ luật hình sự quy định bất kỳ người bán nào lừa dối người mua về nguồn gốc, bản chất, chất lượng hoặc số lượng hàng hóa sẽ bị phạt tù lên đến đến 3 năm hoặc phạt tiền tối đa là 60.000 Baht (khoảng 40 triệu đồng).

Tính đến nay, Thái Lan đã có khoảng 20.000 mã vùng trồng, 2.000 mã cơ sở đóng gói sầu riêng. Những lô hàng dù xuất phát từ các cơ sở có mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu nhưng khi đến biên giới, hải quan nước này vẫn kiểm tra lần nữa. Nếu không đảm bảo chất lượng, họ sẵn sàng hủy bỏ hoặc yêu cầu hàng trở lại, để đảm bảo uy tín thương hiệu sầu riêng. Nếu vùng trồng nào bị vi phạm nhiều lần còn bị thu hồi mã số vùng trồng.

Trong bối cảnh Việt Nam xuất khẩu mạnh nông sản vào Trung Quốc, với việc tăng nhanh số lượng được cấp mã số vùng trồng, Trung Quốc càng tăng cường kiểm tra các quy trình, nhất là khi ngành chức năng phát hiện số lô vi phạm tăng. Khi vi phạm nhiều, phía Trung Quốc sẽ tăng cường tỷ lệ kiểm tra các lô hàng tại cửa khẩu, giám sát online tại vườn, tại cơ sở đóng gói, khiến cho chi phí xuất tăng lên.

Đáng chú ý, theo quy định của Trung Quốc, mỗi mã số vùng trồng sẽ tương ứng với diện tích sầu riêng nhất định được phép xuất khẩu. Chẳng hạn với mã số vùng trồng 5ha, thì sẽ cho phép xuất khẩu được 100 tấn sầu riêng. Khi có hiện tượng doanh nghiệp lấy cắp mã vùng trồng số lượng xuất khẩu sẽ vượt nhiều so với quy định. Nếu hải quan đối tác phát hiện thì mã số vùng trồng sẽ bị xóa, thiệt hại nặng nề nhất là nông dân.

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang nỗ lực xây dựng các biện pháp kiểm soát chặt các mã số vùng trồng bằng cách giao quyền cho các địa phương kiểm soát chặt các mã số này. Bên cạnh đó, tăng chế tài xử phạt cho các trường hợp làm sai quy định.

Nỗ lực của cơ quan chức năng là thế, song hiện nay, việc vi phạm mã số vùng trồng vẫn chưa được xử lý triệt để. Thỉnh thoảng, một số vụ việc vi phạm nhỏ lẻ tại các nhà vườn lại bị cơ quan chức năng phát hiện và bị các cơ quan truyền thông công khai.

Hiện nay, ngoài Trung Quốc, Liên minh châu Âu đang gia tăng cảnh báo đối với nông sản Việt Nam. Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng các hàng rào phi thuế quan. Do đó, thiết nghĩ, nỗ lực của cơ quan chức năng là chưa đủ. Các chế tài xử phạt dù mạnh đến đâu cũng không thể bao quát hết đến từng nhà vườn, từng cơ sở đóng gói. Điều quan trọng hơn cả chính là các nhà vườn phải tự nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ tấm “giấy thông hành”, “tấm hộ chiếu” mà phía bạn cấp phép. Vì xét cho cùng, khi bị phát hiện gian lận, thiệt hại lớn nhất chính là người nông dân. Và việc bảo vệ cho từng sản phẩm của mình làm ra không bị phạt “thẻ đỏ” phụ thuộc lớn nhất vào ý thức của người nông dân.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.

Tin cùng chuyên mục

Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Mobile VerionPhiên bản di động