Làm gì để hiện thực hóa khẳng định "kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”?

Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 sẽ diễn ra vào ngày 2/5 tới đây dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ. Trước thềm sự kiện quan trọng này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có những trao đổi về vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
lam gi de hien thuc hoa khang dinh kinh te tu nhan la dong luc quan trong cua nen kinh te
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ về vai trò của kinh tế tư nhân trong chương trình tôn vinh "Nụ cười công chức Đà Nẵng"

30 năm để khẳng định vị trí “động lực quan trọng của nền kinh tế”

Nghị quyết số 10, Hội nghị Trung ương 5, khóa XII đã xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, để xác lập và khẳng định vai trò không thể thay thế của kinh tế tư nhân “là động lực quan trong của nền kinh tế” là cả một quá trình và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân từ chỗ bị kỳ thị, coi nhẹ dần được xác định là “một trong những động lực” của nền kinh tế và đến hội nghị Trung ương 5, khóa XII, vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân đã được xác lập là “một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng, nhờ tiếng nói mạnh mẽ và bền bỉ ở chính quyền và doanh nghiệp các địa phương, các quan niệm và suy nghĩ về kinh tế tư nhân dần có sự thay đổi. Dự thảo Luật Doanh nghiệp năm 1999 đánh dấu sự cởi trói cho khu vực tư nhân với việc lần đầu tiên trao quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp, thay đổi một cách căn bản vai trò của kinh tế tư nhân. Khu vực tư nhân tự động đã là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. “Chúng ta phải mất 30 năm mới nhận ra và công nhận điều đó. Dù vậy, sự thay đổi này vô cùng đáng quý và hết sức đáng hoan nghênh. Chính phủ đã liên tục đưa ra hàng loạt nghị quyết, công cụ để cải thiện môi trường kinh doanh của kinh tế tư nhân như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35..., tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển theo tinh thần Chính phủ kiến tạo”, bà Phạm Chi Lan nói.

lam gi de hien thuc hoa khang dinh kinh te tu nhan la dong luc quan trong cua nen kinh te
VinGroup đã khẳng định vị trí dẫn đầu tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để hoàn thành vai trò của mình

Tính đến hết năm 2018, cả nước có hơn 700.000 doanh nghiệp. Trong đó, 96% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 2% doanh nghiệp vừa và 2% doanh nghiệp lớn. Thu hút đầu tư trong khu vực kinh tế tư nhân tăng 18.5%, khu vực này chiếm 43,3% tổng đầu tư xã hội.

Trong năm 2018, cả nước có 165.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động.

Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp tư nhân “cảm thấy tủi thân” vì không có sự công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

“Để tìm lại sự công bằng này là hàng chục lần kiến nghị về sự bình đẳng giữa khu vực tư nhân trong nước với doanh nghiệp FDI, DNNN. Có một thời gian các địa phương bị bệnh thành tích vì chạy theo tăng trưởng kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi cách mà bỏ qua doanh nghiệp trong nước”, bà Phạm Chi Lan nói.

Theo sự phát triển kinh tế, nếu chạy theo thu hút FDI Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng có 2 nền kinh tế trong một quốc gia. Doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% xuất khẩu nhưng chỉ đóng góp 13% cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp FDI đi đường riêng, không quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ hay gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho nước sở tại. Trong khi khu vực tư nhân trong nước lại đóng góp tới 40% ngân sách. Đó là một sự không công bằng. “Khu vực trong nước hoàn toàn xứng đáng và cần phải được hưởng lợi nhiều hơn vì có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của quốc gia”, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Mặc dù vai trò của kinh tế tư nhân đã được nhìn nhận, tuy nhiên, theo bà Phạm Chi Lan để hiện thực hóa vai trò là “động lực quan trọng của nền kinh tế” thì còn mất nhiều thời gian, cần có sự nỗ lực của cả các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân.

Đối với các cơ quan hữu quan, đó là việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. “Điều kiện kinh doanh "đẻ" ra nhiều lắm. Năm 1999 có 400 giấy phép con, đề xuất bỏ được 158 cái. Nhưng năm 2018 có đến hơn 6.000 điều kiện kinh doanh. Kể cả 1 số bộ được coi là tiên phong thì vẫn chưa làm thực chất. Có những điều kiện được sắp xếp lại. Thậm chí bỏ được 1 vài điều lại thêm những điều kiện khác khắt khe”, bà Lan dẫn chứng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, doanh nghiệp tư nhân phải tự mình khẳng định vai trò của mình bằng việc, “đừng chờ Thủ tướng chỉ thị các Bộ, ngành cắt giảm thủ tục hành chính nữa, mà hãy liệt kê danh mục các điều kiện, thủ tục không cần thiết để đưa ra trình trực tiếp cho Thủ tướng”, bà Lan gợi ý.

Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp tư nhân phải tự đưa ra những cam kết, tự thay đổi mình để chủ động hội nhập. Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, năng suất lao động của khu vực tư nhân còn rất thấp, khả năng cạnh tranh kém. Trong năm 2018 có đến 90.651 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, 16.314 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục phá sản, “Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải thay đổi tư duy về cách cạnh tranh từ “cạnh tranh bằng quan hệ, công nghệ bằng phong bì” sang “cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng và công nghệ 4.0”. Cách cạnh tranh cũ không dùng trong cách mạng công nghiệp 4.0 được đâu. Muốn nâng cao năng suất lao động cần phải phát triển, tiếp cận công nghệ hiện đại; thay đổi hệ thống quản trị theo tư duy chủ động hội nhập và công nghệ số; và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Có như vậy doanh nghiệp tư nhân mới trở thành động lực của tăng trưởng, thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước”, bà Phạm Chi Lan nói.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước vì dân trong triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Trong năm 2024, công việc tại các dự án trọng điểm giao thông vận tải là rất lớn, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết liệt hơn nữa...
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.
Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy nhanh việc triển khai các dự án trọng điểm ngành GTVT.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng thống Nga Putin sẽ sớm thăm chính thức Việt Nam. Hiện hai bên đang thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Tin cùng chuyên mục

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký văn bản 2034/BCT-ĐTĐL về việc xin ý kiến đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

TP. Cần Thơ: Lực lượng Quản lý thị trường xử lý trên 140 vụ vi phạm hành chính

Trong quý I/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ kiểm tra 194 vụ, xử lý 141 vụ vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách trên 1,6 tỷ đồng.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động