Không có “vùng cấm” trong chống buôn lậu, gian lận thương mại Tăng cường chống buôn lậu, hàng giả dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng |
Khó khăn chồng chất
Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nói riêng là một trong những vấn nạn của xã hội, hậu quả đã ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến kinh tế, sức khỏe, tính mạng của người dân, sức khoẻ giống nòi, lợi ích người tiêu dùng, uy tín thương hiệu của tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh chính đáng gây thất thu ngân sách, tác động tiêu cực đến sự phát triển ổn định, lành mạnh môi trường kinh doanh và an ninh trật tự.
Lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. |
Theo số liệu tổng hợp kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng trên phạm vi toàn quốc cho thấy: năm 2019 cả nước phát hiện 8.479 vụ vi phạm; năm 2020 phát hiện 5.723 vụ; năm 2021 phát hiện xử lý 4.094 vụ và năm 2022 phát hiện xử lý 3.527 vụ vi phạm.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) nhìn nhận, số vụ việc phát hiện và xử lý nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩn chức năng xu hướng giảm dần qua các năm nhưng xu hướng vi phạm dịch chuyển từ nhỏ lẻ, tự phát sang lợi dụng tư cách pháp nhân thành lập công ty, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước hình thành đường dây, ổ nhóm để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với quy mô lớn hơn, phương thức thủ đoạn tinh vi với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cụ thể, chuyển từ hình thức kinh doanh, mua bán vận chuyển, giao nhận hàng hóa trực tiếp phổ thông, truyền thống sang ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử để mua bán hàng hóa, kinh doanh vận chuyển hàng hóa vi phạm qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ được công khai mua bán giao dịch trên môi trường mạng, đến tận nhà dân trong khi còn vướng mắc về cơ chế pháp lý, thiếu lực lượng, biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật, quan hệ phối hợp để phát hiện và xử lý loại hình vi phạm này.
Hàng giả, hàng cấm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận xuất xứ hàng hóa vẫn diễn ra phức tạp, tỷ lệ phát hiện và xử lý chưa tương xứng với thực tế, một số vụ việc vụ án phát hiện song không xác định được đối tượng vi phạm, khó khăn trong việc thu giữ, bảo quản, xử lý tang vật, vật chứng...
Tập trung vào 5 giải pháp
Ông Trần Đức Đông - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho hay: Sau khi dịch bệnh Covid được đẩy lùi, toàn xã hội chuyển về trạng thái ổn định và phát triển bình thường, trong những tháng đầu năm 2023, tình hình buôn lậu, kinh doanh sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với nhóm mặt hàng này có chiều hướng gia tăng trở lại, nhất là các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và các sản phẩm làm đẹp.
Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng: Thực trạng và giải pháp” tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, ngày 28/9. |
Do đó, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tiếp theo, Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia đề xuất tập trung vào một số giải pháp.
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thứ hai, Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao chủ động công tác nắm tình hình, nhận diện những vấn đề nổi cộm phức tạp, xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra phát hiện xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung, và đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nói riêng. Tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đánh trúng, đánh đúng đối tượng chủ mưu cầm đầu đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp nhằm dăn đe và phòng ngừa chung.
Thứ ba, tiếp tục rà soát những khó khăn, vướng mắc (về quy định của pháp luật, cơ chế phối hợp và các điều kiện khác), kiến nghị sửa đổi, bổ sung thay thế kịp thời từng bước hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thứ tư, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ số, tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, khai thác, chia xẻ, thông thông tin, giữ liệu sẵn có phục vụ mục tiêu chung chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền theo phương châm tăng cường về tần suất đa dạng về hình thức đảm bảo nội dung, chất lượng tuyên truyền.
Thứ năm đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ năng lực cán bộ thực thi, bổ sung kinh phí hoạt động, trang bị phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chính sách an sinh xã hội để giải quyết công ăn việc làm cho cư dân biên giới, vùng sâu, vùng xa hạn chế tối đa việc bị lợi dụng, lôi kéo vào buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả…