Chủ nhật 20/04/2025 18:45

Lâm Đồng: Liên Khương trở thành Cảng hàng không quốc tế sau 91 năm phát triển

Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng được dự đoán sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững sau khi Cảng hàng không Liên Khương trở thành Cảng hàng không quốc tế.

Sáng ngày 23/6, tại Cảng hàng không Liên Khương, Bộ Giao thông và vận tải phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ công bố Cảng hàng không Liên Khương là Cảng hàng không quốc tế, với sự kiện này, Liên Khương chính thức trở thành sân bay quốc tế đầu tiên của khu vực Tây Nguyên, được phép tiếp nhận các chuyến bay quốc tế, tư nhân và máy bay quân sự.

Bộ Giao thông vận tải công bố Cảng hàng không Liên Khương trở thành Cảng hàng không quốc tế. (Ảnh: CTV)

Tham dự buổi lễ công bố có đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, thời gian qua, ngành hàng không đã nỗ lực để kết nối, xây dựng, nâng cấp cảng hàng không trên cả nước, trong đó có sân bay Liên Khương. Đây là cảng hàng không tạo tiềm năng, động lực phát triển kinh tế, du lịch tỉnh Lâm Đồng, tăng sự kết nối, đặc biệt kết nối vùng Tây Nguyên.

"Cảng hàng không quốc tế Liên Khương là nơi kết nối với các vùng kinh tế lớn, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các đơn vị tổ chức đầu tư cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực trang bị hệ thống sân bay để tăng hiệu quả khai thác, phát triển đồng bộ" - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải chia sẻ.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tham dự buổi lễ công bố. (Ảnh: CTV)

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho hay, Cảng hàng không quốc tế Liên Khương sẽ mở ra cơ hội để địa phương tăng kết nối với các vùng kinh tế trong nước và quốc tế. Sân bay cũng mở ra cơ hội để địa phương nói riêng, các tỉnh vùng Tây Nguyên nói chung phát triển kinh tế xã hội.

Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: CTV)

Đại diện hãng hàng không Jeju Air (Hàn Quốc) chia sẻ, hiện nay, mỗi tuần Jeju Air vận chuyển khoảng 2 nghìn hành khách Hàn Quốc đến Đà Lạt. "Chúng tôi muốn du khách biết đến Đà Lạt và được trải nghiệm không khí mát mẻ tại đây. Tôi tin tưởng khách đến từ Hàn Quốc sẽ cảm nhận được sự trải nghiệm tuyệt vời", đại diện Hãng hàng không Jeju Air bày tỏ.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: CTV)

Theo Bộ Giao thông vận tải, Cảng hàng không Liên Khương là sân bay cấp 4D theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), đồng thời cũng là sân bay quân sự cấp 2, có thể khai thác các loại máy bay lớn như B747, B787, A350 và tương đương.

Theo quy hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Liên Khương sẽ giữ vai trò là sân bay quốc tế, nội địa, dùng chung dân dụng và quân sự. Đến năm 2030, cảng hàng không này sẽ có công suất phục vụ 5 triệu hành khách và 20.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Tầm nhìn đến năm 2050, công suất sẽ được nâng lên 7 triệu hành khách và 30.000 tấn hàng hóa.

Để đạt được mục tiêu này, sân bay Liên Khương sẽ mở rộng đường cất hạ cánh lên 3.600m x 45m, đồng thời xây dựng thêm nhà ga hành khách T2 với công suất khoảng 3 triệu hành khách mỗi năm. Tổng công suất toàn cảng sẽ đạt khoảng 7 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2050.

Cảng hàng không Liên Khương nằm tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm TP. Đà Lạt gần 30 km. Sân bay này đã từng tiếp đón nhiều đoàn khách quốc tế trên các chuyến bay từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu