Lại chiêu trò xuyên tạc nhân quyền và chia rẽ quan hệ láng giềng của các thế lực thù địch

Người dân cần cảnh giác trước chiêu trò xuyên tạc nhân quyền và chia rẽ quan hệ láng giềng của các thế lực thù địch khi nói về chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất HRW lại xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam

Có thể khẳng định chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tốt đẹp với một tuyên bố hợp tác toàn diện.

Điểm lớn xuyên suốt của chuyến thăm đó là tình hữu nghị và hợp tác song phương vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng và tự cường.

Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc nền tảng định hướng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, bao gồm tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực sau đây nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Thế nhưng trước và ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam, trên các trang mạng như BBC, RFI... lại đưa ra những luận điệu xuyên tạc, quan trọng hoá vấn đề nhỏ xíu bằng cái móng tay, bóp méo sự thật, nâng cao quan điểm nhằm chia rẽ mối quan hệ láng giềng của Việt Nam.

Dường như chúng không còn gì để khai thác ngoài “bới lông tìm vết, bới bèo ra bọ”. Trong bài viết này, chỉ xin đề cập 2 lĩnh vực.

Từ suy luận, vu khống nhân quyền

Định nghĩa nhân quyền do Liên hợp quốc quy định khá đơn giản, đó là đảm bảo quyền của con người, con người có một cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Mỗi quốc gia có thể hiểu khác nhau nhưng đó là điểm cơ bản và không ai có thể áp đặt quan điểm, suy nghĩ của mình lên người khác, quốc gia khác. Và mỗi quốc gia dù thể chế chính trị nào cũng đều có hệ thống pháp luật để quản lý. Công dân hay bất kỳ ai cũng đều phải tuân thủ. Hiểu một cách dễ hiểu, đơn giản là quyền tự do của con người không thể giống như bản năng tự nhiên được mà không vi phạm quy định của pháp luật.

Trong một thế giới phẳng như hiện nay, không gì là có thể giấu được. Trước đây, nhiều người vẫn rêu rao rằng, nước Mỹ có nhiều quyền tự do, là một đất nước phồn vinh với nhiều cơ hội cũng như phúc lợi xã hội tốt cho một cuộc sống an toàn, tốt đẹp và công bằng. Hệ thống giáo dục, y tế hàng đầu…vv..

Thế nhưng mạng xã hội của chính những người Việt Kiều Mỹ đã cho thấy, hàng nghìn người vô gia cư la liệt ngoài đường, có những khu ổ chuột bẩn thỉu nhếch nhác đầy rác rưởi, kẻ nghiện ngập khắp nơi, sẵn sàng đấu súng, xả súng hàng loạt. Một đất nước mà những người không có tiền mua bảo hiểm sẽ chết trong bệnh viện?

Nếu đã tự do thì luật pháp để làm gì? Nếu đã tự do thì có thể đi vệ sinh ngoài đường, có thể lái xe bất chấp quy định, hút chích ma tuý, có thể xả súng vô tội vạ hay sao?

Nếu đã tự do thì làm sao có những toà án xử người vi phạm giao thông chỉ vì rẽ không đúng nơi, đúng chỗ hoặc quá tốc độ hay hàng xóm làm ồn cũng có thể gọi cảnh sát?

Nếu đó là dân chủ hay quyền tự do của con người thì cũng là suy nghĩ của họ, đừng áp đặt lên bất kỳ một quốc gia nào khác.

Ở Việt Nam có hệ thống luật pháp, bất kỳ ai đều phải tuân thủ. Ở Việt Nam, người dân hay công dân toàn thế giới đến du lịch, định cư, làm việc đều không bàn đến nhân quyền vì họ được đảm bảo quyền con người, được tự do!

Những nhóm người vi phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực tại Việt Nam bị bắt nhưng đã được các đối tượng thù địch rêu rao là tù nhân chính trị, đàn áp quyền con người. Những lời lẽ xuyên tạc ấy đã không đúng sự thật mà theo kiểu “không ưa thì dưa có dòi”. Châm ngôn đã có câu “một nửa cái bánh mình vẫn là 1 nửa cái bánh mì” có thể hiểu rằng sự thật không phải nằm ở 1 chi tiết.

Trên một số trang có trích câu phát biểu của Tổng thống Mỹ là "I also raised the importance of respect for human rights as a priority for both my administration and the American people. And we’ll continue to — our candid dialogue on that regard." Dịch ra tiếng Việt tạm hiểu là “Tôi cũng đã nêu tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và của người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về lĩnh vực này.”

Một câu nói ngắn trong hàng nghìn câu mà Tổng Thống Mỹ phát biểu và báo chí Việt Nam có đề cập, không quá quan trọng với cả nội dung chuyến đi. Hơn nữa câu nói này có thể nói với cả thế giới. Bở lẽ, lâu nay vấn đề “nhân quyền” của Mỹ vẫn được chính quyền xem là thứ vũ khí để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Có thể xem câu nói của ông Joe Biden cũng chỉ là câu nói cửa miệng đã thành văn của bất kỳ chính trị gia nào của Hoa Kỳ ở vị trí đó.

Thiết nghĩ, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không quá quan tâm đến một việc mà chưa chắc chắn hoặc chỉ nghe qua báo cáo mặc định đầy định kiến từ trước. Ông cũng không hy sinh mối quan hệ đang tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nếu có ông đã chẳng đến!

Và chắc chắn ông cũng chẳng quan tâm đến một nhóm người bất đồng chính kiến hay vi phạm pháp luật Việt Nam để đón chúng qua Hoa Kỳ (hay còn gọi là Mỹ). Đến những người vô gia cư, thất học ở nước Mỹ vẫn còn đầy rãy.

Trong các bài viết, tác giả suy diễn việc đến Việt Nam trong thời gian ngắn, nên Tổng thống Mỹ không đủ thời gian để gặp gỡ các nhóm đối tượng “đấu tranh” mà chúng cho là “bất đồng chính kiến”. Xin thưa, nếu có ý định đó, ông Biden có thể kéo dài thời gian thăm Việt Nam.

Và sự công nhận trong bài báo “trong chuyến công du này, những hình ảnh và phát biểu công khai cho thấy người đứng đầu Nhà Trắng có vẻ không gặp gỡ nhóm các tổ chức xã hội dân sự hay các nhà hoạt động, vốn là một thông lệ thường thấy của các quan chức cấp cao Mỹ khi đến Việt Nam” phải chăng là minh chứng cho sự thất bại của các thế lực thù địch.

Và trên thực tế, có ai không hiểu những kẻ trở cờ sống ra sao trên đất Mỹ sau khi được bảo lãnh! Họ đã phản bội Tổ quốc và giờ dù có ăn năn chắc cũng đã muộn.

Vậy nên, chiêu bài “nhân quyền” đã lỗi thời. Chỉ những kẻ nhận thức mù quáng mới tin!

Đến chiêu bài chia rẽ

Bên cạnh vấn đề nhân quyền, một thủ đoạn thâm độc khác của những kẻ thù địch là chia rẽ mối quan hệ đoàn kết của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc. Chúng cho rằng "Hoa Kỳ và Việt Nam có chung lợi ích" và còn nhiều luận điệu khác.

Trên thực tế, trước khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tuyên bố thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn phát triển quan hệ với Mỹ để học hỏi kinh nghiệm phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, độc lập, tự do của Việt Nam bằng lá thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman năm 1946.

Và Việt Nam cũng muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới vì hoà bình độc lập, không quan trọng thể chế chính trị, sắc tộc, màu da. Điều đó đã chứng minh trong suốt quá trình Việt Nam phát triển.

Việt Nam cũng quá hiểu sự thù nghịch chẳng mang lại ích lợi gì cho đất nước, dân tộc và mỗi người dân. Việt Nam cũng quá thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh, của quyền con người.

Việt Nam là quốc gia có chủ quyền, có quyền tự quyết toàn diện các vấn đề của đất nước mình, của dân tộc mình, kể cả vấn đề quốc phòng – an ninh. Việt Nam không và chưa bao giờ chọn phe phái, không gây hấn với bất kỳ ai. Và người dân Việt Nam cũng đủ rộng lượng, nhân hậu để khép lại quá khứ đau thương với Mỹ, với Pháp và bất kỳ quốc gia nào đã từng xâm chiếm Việt Nam.

Vậy nên đâu đó có “luận điệu” bóng gió doạ nạt hay trực diện như các thế lực thù địch trên các trang báo điện tử nước ngoài thì cũng không thể làm Việt Nam sợ hay chùn bước hoặc làm thay đổi bản chất của vấn đề.

Tôn trọng thể chế chính trị, ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng và tự cường là quan điểm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đưa ra. Thực tế, hai bên đã không đề cập bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến nước thứ 3 mà chỉ đưa ra các quan điểm tôn trọng luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, những điều vô lý, phi lý, trái với luật pháp quốc tế, đi ngược lại lợi ích chung của loài người.. đều đáng lên án trên phạm vi toàn cầu.

Mỹ là 1 quốc gia độc lập, nên Việt Nam không can thiệp, áp đặt suy nghĩ hay ủng hộ quan điểm của họ. Tương tự đối với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào cũng thế.

Còn với Trung Quốc, một quốc gia láng giềng với Việt Nam cũng đang có những quan hệ rất tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Điều đó đã được minh chứng qua các chuyến viếng thăm, các cuộc tiếp xúc, các chương trình hợp tác, giao lưu nhân dân giữa hai bên. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

Và thực tế nội dung của mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hoa Kỳ là ngoại giao, kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học- công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, khí hậu, môi trường, xử lý hậu quả chiến tranh, văn hoá, giao lưu nân dân, thể thao, du lịch, quốc phòng, an ninh, thúc đẩy quyền con người và một số lĩnh vực khác. Tất cả những điều này đã được thể hiện rất rõ trong Tuyên bố chung.

Do đó, dù các thế lực thù địch không thể đảo ngược sự thật nhưng mọi người dân hãy cảnh giác, tỉnh táo trước mọi luận điệu xuyên tạc, vu khống, bóp méo của chúng!

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm, là một trong những mũi nhọn tấn công trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ xấu.
Không thể xuyên tạc, bóp méo chính sách đối ngoại của Việt Nam

Không thể xuyên tạc, bóp méo chính sách đối ngoại của Việt Nam

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đã sáng suốt và kịp thời có những thay đổi tư duy về công tác đối ngoại.
Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thị trường nội địa gắn kết chặt chẽ với mở rộng thị trường ngoài nước thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta...
Bài 3: Vững bước trên con đường mới

Bài 3: Vững bước trên con đường mới

Dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền cùng những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, Bắc Ninh đang tự tin đi trên con đường đổi mới.
Bài 3: Chống tin giả, tin xuyên tạc, tin phá hoại và vai trò của Đảng viên

Bài 3: Chống tin giả, tin xuyên tạc, tin phá hoại và vai trò của Đảng viên

Cần "trách nhiệm hóa" đối với người dân trong tiếp cận và chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng. Đảng viên phải là người đi đầu trong đấu tranh chống tin giả.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư

Bài 2: Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư

Nửa đầu nhiệm kỳ ĐH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 2020-2025 là giai đoạn vô cùng khó khăn, bởi từ cuối năm 2019 đến hết năm 2022 cả nước dồn sức chống dịch Covid-19.
Những thanh âm lạc lõng ngược dòng chảy lớn của dân tộc

Những thanh âm lạc lõng ngược dòng chảy lớn của dân tộc

Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ là sự nhất quán chủ trương ngoại giao của Việt Nam: Trở thành bạn bè tốt, đối tác tin cậy của tất cả các nước thế giới.
Bài 1: Chuyển hóa nghị quyết thành hành động

Bài 1: Chuyển hóa nghị quyết thành hành động

Từ một tỉnh thuần nông, nhiều mặt còn hạn chế, sau gần 3 thập kỷ, Bắc Ninh đã vươn lên trở thành một trong những “đầu tàu” của cả nước.
Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên là người lao động

Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên là người lao động

Đảng viên được kết nạp là người lao động trực tiếp là người gần gũi, thân thiết và có được sự tin tưởng rất lớn từ chính những đồng nghiệp xung quanh.
Cần “phủ xanh” thông tin, chống lại các thông tin xấu độc trên không gian mạng

Cần “phủ xanh” thông tin, chống lại các thông tin xấu độc trên không gian mạng

Đó là nhấn mạnh của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng về tuyên truyền thông tin chính thống, chống lại các thông tin xấu độc trên không gian mạng.
Bài 1: Xây dựng Đảng trong doanh nghiệp tạo động lực hăng say sản xuất, kinh doanh

Bài 1: Xây dựng Đảng trong doanh nghiệp tạo động lực hăng say sản xuất, kinh doanh

Môi trường làm việc dân chủ; kịp thời biểu dương, khen thưởng công nhân ưu tú sẽ tạo niềm tin và động lực để người lao động hăng say sản xuất, kinh doanh.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Củng cố niềm tin vào Đảng, vào chế độ

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Củng cố niềm tin vào Đảng, vào chế độ

Luật sư Nguyễn Văn Hậu tâm đắc: Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày theo phong cách báo chí, mang tính hiện đại song cũng rất truyền thống.
Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam

Việc nâng cao năng lực nội sinh, tự lực, tự cường của nền kinh tế Việt Nam giữ vai trò quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của đất nước.
Thắng lợi của doanh nghiệp chính là thắng lợi của địa phương

Thắng lợi của doanh nghiệp chính là thắng lợi của địa phương

Đại diện Ban Kinh tế Trung ương, nhiều DN tiêu biểu dự, tham gia ý kiến đóng góp trong quá trình triển khai thực tiễn Nghị quyết số 10-NQ/TW tại tỉnh Ninh Bình
Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức theo Nghị quyết Đại hội XIII

Tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức theo Nghị quyết Đại hội XIII

Nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức càng trở nên quan trọng, trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng.
Bác bỏ luận điệu "đường lối của Đảng chỉ là ý chí chủ quan của một bộ phận tinh hoa cầm quyền"

Bác bỏ luận điệu "đường lối của Đảng chỉ là ý chí chủ quan của một bộ phận tinh hoa cầm quyền"

Những năm gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều luận điệu xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với nhiều loại và giọng điệu khác nhau.
10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị: Hội nhập vì mục tiêu hòa bình, cùng vươn tới thịnh vượng

10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị: Hội nhập vì mục tiêu hòa bình, cùng vươn tới thịnh vượng

Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW (Nghị quyết 22) về hội nhập quốc tế.
Gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ kinh doanh ở các doanh nghiệp

Gắn công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ kinh doanh ở các doanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa, công tác xây dựng Đảng được gắn với nhiệm vụ kinh doanh để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Kiên quyết không chịu sự tác động, sức ép trong xử lý tham nhũng

Kiên quyết không chịu sự tác động, sức ép trong xử lý tham nhũng

Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo cụ thể.
Thúc đẩy, mở rộng hợp tác Việt Nam - ASEAN: Kinh tế - thương mại đóng vai trò tiên phong, trụ cột

Thúc đẩy, mở rộng hợp tác Việt Nam - ASEAN: Kinh tế - thương mại đóng vai trò tiên phong, trụ cột

Kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN (28/7/1995), đường lối, chính sách đối ngoại với ASEAN luôn là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Đấu tranh với “tà đạo” trên địa bàn xứ chè

Đấu tranh với “tà đạo” trên địa bàn xứ chè

Thái Nguyên đã phát huy vai trò nòng cốt, tham mưu chính quyền địa phương giải pháp bảo đảm ANTT vùng đồng bào DTTS, đấu tranh, xoá bỏ "tà đạo" trên địa bàn.
Khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến

Khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến

Thực tế thời gian qua ở nhiều tổ chức cơ sở đảng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đã khắc phục “bệnh” ngại họp, ngại nêu ý kiến.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác với việc núp bóng “bảo vệ môi trường” để phá hoại

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác với việc núp bóng “bảo vệ môi trường” để phá hoại

Trong phát triển kinh tế, nhất là các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương, việc xử lý các vấn đề, “điểm nóng" về ô nhiễm môi trường đã và đang được giải quyết.
Nhận diện một số biểu hiện suy thoái

Nhận diện một số biểu hiện suy thoái

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ.
Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TW kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ tại BR-VT

Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TW kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ tại BR-VT

Đoàn kiểm tra số 1 của Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương đã kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2023, tại BTV Tỉnh ủy Bà Rịa- Vũng Tàu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động