Lai Châu: Xây dựng thương hiệu gạo séng cù

Phù hợp thổ nhưỡng, hương vị thơm ngon, séng cù hiện là một trong những loại gạo mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Ðể nâng tầm giá trị, phát triển sản phẩm một cách bền vững, huyện Than Uyên hiện đang phát triển sản phẩm theo hướng hàng hóa và nỗ lực xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này.
Lai Châu: Xây dựng thương hiệu gạo séng cù
Gạo séng cù có giá trị kinh tế cao

Giá trị kinh tế cao

Séng cù là giống lúa tẻ thơm có chất lượng, giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều giống lúa khác. Ở Lai Châu, gạo séng cù được trồng nhiều ở các xã: Hua Nà, Mường Cang, Mường Than, Phúc Than (huyện Than Uyên). Hạt gạo có đặc trưng riêng là gạo trắng trong, căng tròn, hương vị đậm đà, hàm lượng dinh dưỡng cao. Từ khi được gieo trồng, séng cù đã nhanh chóng trở thành đặc sản của địa phương và được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Khi đời sống ngày càng phát triển, xu hướng sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao sẽ ngày càng lớn, việc sản xuất gạo đặc sản chất lượng cao là điều tất yếu. Chất lượng cao, lợi ích lớn sẽ là tiền đề để huyện Than Uyên có chiến lược mở rộng diện tích trồng lúa séng cù, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời gìn giữ và phát triển một giống gạo quý.

Theo lời của những người trồng lúa lâu năm, gạo séng cù ở Than Uyên ngon bởi đồng đất nơi đây màu mỡ và khí hậu trong lành. Khoảng 10 năm về trước bà con dân tộc ở huyện Than Uyên đã gieo trồng giống lúa séng cù nhưng chủ yếu trồng để ăn hay làm bánh vào những dịp tết nên cả huyện chỉ có 15 héc-ta, năng suất trung bình đạt 38 – 40 tạ/héc-ta. Sau vài vụ gieo cấy, nhận thấy giống lúa này phù hợp với đồng đất của Lai Châu, chất lượng gạo ngon hơn hẳn các loại khác, người dân đã mở rộng diện tích gieo cấy lúa séng cù để bán ra thị trường. Giá trị hạt gạo séng cù mang lại cho người nông dân là rất lớn bởi giá bán vượt trội hơn hẳn. Cụ thể, hiện nay giá lúa séng cù có giá 14.000 – 15.000 đồng/kg, gạo từ 22.000 – 25.000 đồng/kg (trong khi đó giá lúa thuần chỉ có 9.000 đồng/kg, gạo 13.000 – 14.000 đồng/kg).

Với giá trị vượt trội như vậy, huyện Than Uyên đã có chủ trương xây dựng gạo séng cù trở thành sản phẩm hàng hóa, hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, do hiện nay, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất lúa séng cù hiện chủ yếu vẫn theo thói quen, tự phát và thiếu định hướng, quy mô còn nhỏ lẻ, chất lượng gạo chưa đồng đều nên việc xây dựng gạo séng cù trở thành sản phẩm hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Để xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm, mới đây, huyện Than Uyên đã triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển và tạo dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo séng cù Than Uyên”. Vụ mùa năm 2016, huyện Than Uyên đã phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng tổ chức quy hoạch vùng sản xuất mô hình lúa hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu chế biến gạo séng cù Than Uyên với quy mô 21 héc-ta ở xã Hua Nà với 176 hộ tham gia. Các hộ được hỗ trợ 100% giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Để mô hình đạt năng suất và chất lượng cao, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Than Uyên phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật; phối hợp với UBND xã Hua Nà chỉ đạo nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Sau thời gian triển khai dự án, đánh giá của các hộ gia đình cho thấy, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào gieo trồng giống lúa séng cù giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, kiểm soát được sâu bệnh gây hại và năng suất cao hơn. Cách làm này cũng chứng minh là mang lại hiệu quả lớn khi sản lượng thu hoạch cao hơn hẳn cách làm truyền thống.

Tiếp tục nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo séng cù Than Uyên, thời gian tới, UBND huyện Than Uyên sẽ sớm xây dựng logo, quy chế quản lý thương hiệu. Đồng thời tiếp tục phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng đánh giá, phân tích, bổ sung kỹ thuật trồng chăm sóc lúa séng cù và chuyển giao đến nông dân; đẩy mạnh tuyên truyền và vận động nhân dân mở rộng diện tích, góp phần phát triển thương hiệu gạo séng cù huyện Than Uyên.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số

Cây dược liệu ‘chữa nghèo’ cho bà con dân tộc thiểu số

Cây dược liệu đang trở thành “cần câu cơm” giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tăng tốc giảm nghèo.
Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Lai Châu tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm vùng cao

Lai Châu đẩy mạnh quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm vùng cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số từng bước tiếp cận phương thức bán hàng hiện đại.
Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Từ những gốc chè Shan tuyết cổ thụ trên Tây Côn Lĩnh, đồng bào Dao đang mở ra lối đi mới là phát triển sinh kế bền vững gắn với thương mại và du lịch cộng
Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại không chỉ giúp hợp tác xã khu vực miền núi kết nối đối tác mà còn lan tỏa “tiếng thơm” cho sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Vùng đất đỏ Bù Đốp nơi sinh trưởng giống cà phê cổ trồng cách đây cả trăm năm đang được bà con xây dựng thương hiệu sản phẩm bằng quan niệm “ăn sang, mặc xịn”.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.
Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động