Thứ bảy 30/11/2024 00:44

Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chiều nay (29/11), tại huyện Tân Uyên, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị bàn giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

Tỉnh Lai Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành một số chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trụng; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ liên kết sản xuất và /chu-de/hoi-nghi-ket-noi-san-xuat-va-tieu-thu-san-pham.topic... để tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân.

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu gặp gỡ doanh nghiệp và tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thông tin tại hội nghị cho biết, năm 2024, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh Lai Châu ước đạt 226.100 tấn, trong đó diện tích lúa cả năm đạt 31.372ha, sản lượng 153.200 tấn. Diện tích cây chè 10.531ha, diện tích chè kinh doanh 8.397ha; trồng mới 520ha chè, tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt 60.300 tấn. Trồng mới 520ha cây ăn quả các loại, nâng tổng diện tích cây ăn quả lên 8.100ha, sản lượng ước đạt 52.100 tấn; diện tích cây dược liệu 11.303ha, trong đó diện tích cây sâm Lai Châu khoảng 100ha, trên 6.600ha thảo quả, 2.500ha cây sa nhân. Diện tích cây mắc-ca 7.421ha, sản lượng ước đạt 3.430 tấn; cây rau 2.800ha, sản lượng 21.587 tấn...

Trong giai đoạn 2021-2024, ngân sách tỉnh Lai Châu đã bố trí trên 953 tỷ đồng thực hiện các đề án: Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển rừng bền vững, phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp về: Liên kết hình thành vùng, sản phẩm chủ lực có quy mô đủ lớn, đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; hình thức liên kết hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên kết; quản lý chất lượng vùng nguyên liệu (trồng, quản lý chăm sóc, thâm canh; quản lý thu hoạch, chế biến…); giải pháp phân định vùng nguyên liệu; đề xuất xác định sản phẩm, phối hợp hình thành liên kết vùng sản xuất giữa các huyện nhằm tạo sản phẩm có quy mô lớn, chất lượng gắn chế biến; các giải pháp về cơ chế, chính sách sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa trong giai đoạn tới theo hướng liên kết, hữu cơ, an toàn...

Phát biểu chỉ đạo, ông Lê Văn Lương –hủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị các sở, ngành, các huyện, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới: Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, tỉnh về phát triển nông nghiệp hang hóa tập trung. Có quy chế quản lý vùng nguyên liệu và sự hướng dẫn của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn thực hiện liên kết đảm bảo yếu tố thực hiện và quy định của pháp luật. Vận động tuyên truyền phổ biến đến người dân; xây dựng các quy ước, hương ước. Phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với việc liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đối với doanh nghiệp cần tính toán để liên kết chặt chẽ hơn với người dân, chú ý về kỹ thuật, cách quản trị thông qua “kênh” bí thư chi bộ, trưởng bản, các đoàn thể ở các địa phương. Tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm tìm kiếm đối tác, xuất khẩu sản phẩm...

Các doanh nghiệp gặp gỡ, cam kết hợp tác phát triển và chế biến sản phẩm nông nghiệp tại hội nghị

Nhân dịp này, các huyện của Lai Châu có thế mạnh phát triển vùng sản xuất hàng hóa và cây ăn qua đã ký kết biên bản thống nhất phối hợp thực hiện liên kết vùng, tạo sản phẩm chủ lực của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với cây mít, mía, dứa; sản xuất, nâng cao chất lượng vùng chè. Đồng thời ký biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên để phát triển vùng trồng dứa với quy mô khoảng 1.000ha; Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Thìn đầu tư trồng và phát triển cây mít ruột đỏ với quy mô khoảng 800ha; Công ty TNHH thương mại tỉnh Lai Châu phát triển cây mía với quy mô khoảng 7.000ha.

Tại hội nghị, Công ty Cổ phần Bio Farm Việt Nam cũng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Chè Tam Đường và Công ty TNHH Xây dựng Tuyền Phương đầu tư sản xuất chè an toàn, nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch quảng bá sản phẩm...

Minh Thư - Phương Ly
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế