Rà soát, xử lý vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Quảng Ninh: 8 tháng đầu năm lực lượng Hải quan bắt giữ 164 vụ buôn lậu, gian lận thương mại |
Năm nào cũng vậy, cứ đến quý 3, quý 4 thì cả nước, các cơ quan quản lý nhà nước được phân công lại tất bật hơn trong công tác chống buôn lậu quan trọng này. Những mặt hàng phổ biến là pháo nổ, đồ chơi bạo lực, hàng may mặc và tiêu dùng khác…
Ảnh minh họa |
Vấn đề đặt ra là bao nhiều năm nay vẫn chống nhưng buôn lậu không giảm, có lúc còn tăng. Nó làm thiệt hại về nhiều mặt cho đất nước chúng ta. Theo số liệu của ban chỉ đạo 389 TW Trung ương và các địa phương, hàng nghìn vụ việc đã phát sinh và xử lý trong mấy tháng qua. Số tiền xử lý thu được qua các vụ là hàng trăm tỉ đồng. Đây là thời điểm các nhóm buôn lậu tập kết hàng hóa để chuẩn bị tung ra tiêu thụ dịp lễ Tết.
Năm nay chúng ta lại đi tìm lời giải cho công tác này, sao cho được hiệu quả hơn, đánh trúng những ổ, đường dây buôn lậu lớn về Việt Nam, nhất là ngoài buôn lậu trực tiếp thì hàng lậu được buôn bán qua các nền thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh ở khắp cả nước.
Nhiều địa phương đã yêu cầu tư thương doanh nghiệp kí cam kết không sản xuất, buôn lậu hàng giả, hàng cấm quanh năm trong đó có buôn bán dịp Tết. Song, có cầu thì có cung, cung nhiều, rẻ, thuận tiện tuy chưa biết chất lượng và an toàn thế nào song người tiêu dùng vẫn có một bộ phận mua, sử dụng những mặt hàng này, vô tình đã tiếp tay cho nguồn cung hàng lậu càng tăng lên. Tình hình trên cho ta thấy công tác này ngày càng phức tạp, gay go hơn. Muốn công tác này mạnh mẽ và hiệu quả hơn những năm trước đây thì mọi suy nghĩ và hành động về công tác chống buôn lậu phải có những thay đổi.
Từ trước tới nay, chúng ta ít nói đến vai trò của các cấp chính quyền cơ sở, bởi hàng lậu vận chuyển, chạy công khai giữa ban ngày đưa các mặt hàng như: Thuốc lá, đường kính, hàng vải sợi may mặc… vào nội địa mà hầu như không có ai cản lại.
Ở một vài địa phương phía Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc, hàng giả vẫn được sản xuất tương đối công khai và tiêu thụ khắp nơi. Vấn đề này phóng viên cũng quay được. Vậy hỏi chính quyền cơ sở địa phương đó đang ở đâu? Cần phải nói thêm rằng những việc này diễn ra đã nhiều năm.
Vấn đề thứ hai: Đó là đội ngũ trực tiếp chống buôn lậu bao gồm hải quan biên phòng công an kinh tế quản lý thị trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiện đâu đó vẫn còn những vụ việc vi phạm kỉ luật công vụ như bảo kê, cho qua, đơn giản khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, sự phối hợp giữa các lực lượng còn chưa được chặt chẽ, thông tin chưa được liên thông kịp thời, có lúc còn bị chia cắt. Điều đó cần đặt ra cho lãnh đạo của các địa phương và ngành dọc các cơ quan thực thi chống buôn lậu phải nghĩ đến công tác nâng cao phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ của đội ngũ này
Vấn đề thứ ba: Trong thời đại công nghệ 4.0 thì công tác chống buôn lậu, nhất là buôn lậu trên mạng đòi hỏi cán bộ chiến sĩ phải nâng cao trình độ nghiệp vụ để kịp thời nắm bắt tình hình và xử lý các tình huống nhanh nhạy, hiệu quả. Đặc biệt trong lĩnh vực buôn lậu xuyên biên giới thông qua các nền tảng số. Các lực lượng cần có sự giao lưu, học tập, phối hợp chống buôn lậu xuyên biên giới kể cả ở trong nước và các nước có chung biên giới với Việt Nam.
Vấn đề thứ 4: Chúng ta phải luôn luôn coi việc dựa vào dân để chống buôn lậu là một việc phải làm, bởi những người dân yêu nước luôn luôn có ý thức giúp đỡ lực lượng.
Vấn đề thứ 5: Cũng vô cùng quan trọng đó là: Hiện nay phổ biến là chúng ta kiểm tra xử lý đối với những tổ chức cá nhân vận chuyển lưu trữ, buôn bán, thuê hàng lậu là chính. Nhưng những ông trùm buôn lậu trong và ngoài nước vẫn hiện diện ở đâu đó mà ít khi chúng ta đụng tới được. Công tác chống buôn lậu ở nước ta không bao giờ được ngưng nghỉ. Chúng ta chắc còn nhiều sáng kiến, cách làm hiệu quả hơn ngoài những ý kiến đã nêu trên. Nhân dịp cuối năm, có lẽ cần dấy lên phong trào đóng góp nhiều sáng kiến hơn nữa cho công tác này.
Hi vọng, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành có liên quan, sự cố gắng của các lực lượng, của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính và của nhân dân, chắc chắn công tác này trong năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ có những tiến bộ hơn trước, góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông phân phối trong nội địa phát triển một cách lành mạnh và hiệu quả, bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính trên thị trường. Công tác chống buôn lậu sẽ có một tầm quan trọng không thể thiếu được trong việc quản lý thị trường nội địa của nước ta trong năm 2023 và những năm tiếp theo.