Kỳ vọng các đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn đúng, trúng

Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng các Bộ trưởng, trưởng ngành đi sâu vào vấn đề chất vấn, không vòng vo, né tránh.
Đại biểu Quốc hội nói gì về phiên chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành? 10 phát biểu “ấn tượng” của các Bộ trưởng, trưởng ngành tại phiên thảo luận kinh tế xã hội

Từ ngày 3-5/11, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, nội vụ, thông tin và truyền thông, thanh tra. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong sẽ trả lời chính 4 nhóm vấn đề trên.

Kỳ vọng các đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn đúng, trúng

Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Trước phiên chất vấn, bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng đã bày tỏ sự kỳ vọng của mình vào phần trả lời của các Tư lệnh ngành.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga- đoàn Hải Dương, đại biểu quan tâm đến lĩnh vực của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ.

Bởi theo vị đại biểu này, về lĩnh vực xây dựng, trên thực tế quy hoạch và xây dựng các đô thị lớn đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là những đô thị đông dân như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Quy hoạch đô thị hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia và đông đảo cử tri "khá lộn xộn và còn nhiều vấn đề".

đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga- đoàn Hải Dương
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga- đoàn Hải Dương

Đối với Bộ Nội vụ, đại biểu chỉ ra gần đây dư luận quan tâm rất nhiều về công chức viên chức bỏ việc, di chuyển từ khu vực công sang khu vực tư… đây là vấn đề rất nhức nhối. Nhất là lĩnh vực y tế và giáo dục cần nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao. Bộ Nội vụ sẽ phải có giải pháp như thế nào để ngăn chặn tình trạng này.

Về giáo dục, chúng ta đang triển khai đổi mới chương trình giáo dục sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết của Quốc hội, đòi hỏi ngành giáo dục phải tập trung cao độ, nhất là đang khuyến khích đào tạo đội ngũ giáo viên bằng nhiều chế độ chính sách cho các khối ngành sư phạm để thu hút sinh viên.

Thế nhưng, chúng ta lại phải đối mặt với tình trạng giáo viên bỏ nghề khiến cho ngành giáo dục gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, đây là hai vấn đề cần giải quyết ngay trước mắt, nếu không sẽ để lại rất nhiều hệ lụy”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu vấn đề.

Đại biểu cũng cho rằng, 4 lĩnh vực được các đại biểu Quốc hội lựa chọn để chất vấn trong kỳ họp thứ này là 4 lĩnh vực then chốt, đều có vấn đề nóng cần giải quyết ngay trước mắt.

Vì thế, tôi kỳ vọng về phía các đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn đúng, trúng vấn đề và nêu được những khó khăn, nút thắt để làm sao các Bộ trưởng có giải pháp. Còn đối với các Bộ trưởng, tôi hy vọng trước những câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng sẽ có những giải pháp thiết thực, kịp thời trả lời thẳng vào các vấn đề để khó khăn sẽ được giải quyết. Quan trọng là sau phiên chất vấn chúng ta sẽ có những chuyển biến như thế nào”- đại biểu kỳ vọng.

Nêu quan điểm, đại biểu Tạ Văn Hạ- đoàn Quảng Nam cho rằng, tại phiên chất vấn tới đây nhiều đại biểu sẽ quan tâm đến các vấn đề như thừa thiếu giáo viên, công chức bỏ việc, chế độ chính sách với ngành y tế, thông tin xấu độc trên mạng xã hội, thanh tra…

Đặc biệt, vấn đề về trách nhiệm hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, công bố các kết luận thanh tra chắc chắn sẽ được các đại biểu lựa chọn để chất vấn.

Đại biểu Tạ Văn Hạ hy vọng những người được chất vấn là các Bộ trưởng sẽ đi trực diện vào vấn đề, trả lời thấu đáo, rõ ràng, đầy đủ các vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm.

đại biểu Tạ Văn Hạ- đoàn Quảng Nam
Đại biểu Tạ Văn Hạ- đoàn Quảng Nam

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các Bộ trưởng giãi bày về các vấn đề đang triển khai. Đặc biệt, khi kết thúc chất vấn, mỗi đại biểu đưa ra câu hỏi phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện vấn đề đó.

Đại biểu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh: “Bộ trưởng phải có trách nhiệm với phần trả lời, với lời hứa của mình để thực hiện trước cử tri, tránh việc đặt vấn đề rồi buông xuôi để đấy, mà cần có hướng giải quyết, giám sát và theo dõi đến cùng”- vị đại biểu quyết liệt nêu quan điểm.

Trong các nội dung sẽ được chất vấn tại kỳ họp này, đại biểu Tạ Văn Hạ đặc biệt quan tâm đến các chính sách cho đội ngũ công chức, viên chức, tình trạng công chức, viên chức bỏ việc, chính sách cho đội ngũ cấp xã, đặc biệt là những công chức kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề thanh tra, kiểm tra.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - đoàn Hà Nội cũng cho hay, điều quan trọng nhất khi chất vấn không phải chỉ hỏi cho xong, mà điều quan trọng là qua quá trình giám sát và với tư cách đại biểu Quốc hội phát hiện rất nhiều vấn đề cần được điều chỉnh. Vì vậy, chất vấn là cơ hội tốt để đại biểu Quốc hội trao đổi với các tư lệnh ngành.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - đoàn Hà Nội
Đại biểu Nguyễn Anh Trí - đoàn Hà Nội

Điều mong muốn nhất sau khi chất vấn các Bộ trưởng, Trưởng ngành là điều chỉnh những vấn đề đang tồn tại và thực tế cho thấy có tiến bộ, nhiều vấn đề đã được giải quyết sau chất vấn. Đây là lý do khiến các phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng thu hút sự quan tâm của đại biểu, cử tri và Nhân dân cả nước.

Vai trò của đại biểu Quốc hội trong giám sát hậu chất vấn rất quan trọng, nếu lơ là giám sát sau chất vấn thì hoạt động chất vấn không có nhiều ý nghĩa”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ.

Theo đó, qua hoạt động chất vấn - trả lời chất vấn, cử tri và nhân dân cũng sẽ hiểu về người đại diện cho mình cũng như những vị tư lệnh ngành.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu khẳng định vai trò doanh nhân là chiến sĩ thời bình, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Liên bang Nga mở rộng hợp tác trên cơ sở Đối tác chiến lược toàn diện.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá ở một số địa phương, ban chỉ đạo, người đứng đầu quyết tâm chưa cao, chưa quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng.
Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Sáng 11/5, Báo Công Thương truyền hình trực tiếp Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025).
TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TRỰC TIẾP: Toàn cảnh Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Sáng nay ngày 11/5, Báo Công Thương tường thuật trực tiếp Lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025).
Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam ưu tiên việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, coi trọng việc tăng cường hợp tác lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Đại biểu Quốc hội đề xuất tách riêng điều luật về Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có cơ chế cho cơ sở sản xuất làng nghề, nông thôn.
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác nghị viện, hoàn thiện pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Đại biểu Đỗ Văn Yên đề nghị cần có cơ chế mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn, khuyến khích chuyên gia tham gia xây dựng quy chuẩn.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần xử lý nghiêm vi phạm và trao quyền linh hoạt cho Chính phủ để quản lý hiệu quả thị trường quảng cáo đang biến động.
Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi) nhằm đảm bảo thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 57 và Chỉ thị 38.
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Theo đại biểu Nguyễn Duy Thanh, công bố hợp quy không có ý nghĩa trong quản lý, lãng phí thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, tạo gánh nặng cho người tiêu dùng.
Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Đại biểu Quốc hội cảnh báo công bố tiêu chuẩn sai lệch gây rối loạn thị trường, yêu cầu tăng hậu kiểm và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần.
‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Ông Trịnh Xuân An cho rằng, không để danh hiệu, nhan sắc, sự nổi tiếng thay thế kiến thức chuyên môn trong quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Luật sửa đổi nhằm siết chặt quảng cáo xuyên biên giới, quy trách nhiệm người nổi tiếng khi quảng cáo sai lệch, tăng quyền tự chủ tài chính cho cơ quan báo chí.
Mobile VerionPhiên bản di động