Thứ tư 30/04/2025 00:36

Ký kết hợp tác đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Ngày 16/9, diễn ra lễ ký Hợp đồng thuê đất giữa Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển N&G.

Ông Nguyễn Tiến Thưởng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT (Công ty THT) - đơn vị thực hiện dự án- cho biết, bước đầu sẽ triển khai tổ hợp nhà máy với diện tích gần 10.000 m2 và xây dựng 9.000 m2 nhà xưởng với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) để sản xuất các sản phẩm với độ chính xác cao đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... như bu lông, đai ốc, ốc vít, lò xo và các linh kiện phụ trợ cho các ngành công nghiệp ứng dụng trong lĩnh vực ô tô, xe máy, đồ gia dụng, nột thất.

Lễ ký hợp đồng thuê đất đầu xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện công nghiệp hỗ trợ

Nhà máy cùng với những máy móc thiết bị hiện đại có mức độ tự động hóa cao và dây chuyền khép kín sẽ được xây dựng theo hướng hiện đại, phù hợp với chuỗi sản xuất Nhật Bản và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc mà HANSSIP đang hướng đến.

Sau lễ ký hợp đồng thuê đất, Công ty THT cũng đã thực hiện việc ký biên bản ghi nhớ về việc tư vấn đầu tư, kết nối chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại HANSSIP với Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản (VI-JA CID Co., LTD).

Theo đó, Công ty THT cùng các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội HANSIBA sẽ được Công ty VI-JA hỗ trợ, tư vấn các nội dung liên quan tới việc nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, đáp ứng các tiêu chí về chứng chỉ sản xuất, hướng đến việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ứng dụng trong lĩnh vực máy công nghiệp, robot, hàng không vũ trụ.

Ủy thác chứng chỉ sản xuất Nhật Bản và toàn cầu, đào tạo công nhân và kỹ thuật tay nghề cao, áp dụng quy trình sản xuất – quản lý Nhật Bản, định vị sản phẩm và kết nối đầu vào – đầu ra cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội và Việt Nam đủ điều kiện sản xuất chiếm lĩnh thị phần bỏ ngỏ rất lớn trong nước và dần tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo Tổng giám đốc Công ty tư vấn Onaga (Nhật Bản) Ishida Takayuki, việc các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và quốc tế, trong đó có Công ty THT tìm đến HANSSIP để đầu tư, xây dựng nhà máy trong thời gian qua có ý nghĩa thiết thực để hình thành chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?