Thứ sáu 09/05/2025 19:49

Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Kỹ thuật CN Ceramic Hàn Quốc và Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp

Ngày 24/4 diễn ra “Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Viện Kỹ thuật và Công nghệ Ceramic Hàn Quốc (KICET) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC)”.

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và các đơn vị có liên quan thuộc Cục Công nghiệp.

Về phía Viện Kỹ thuật và Công nghệ Ceramic Hàn Quốc có Yeon Gil Jung – Viện trưởng, Ông Jung Young Cho – trưởng nhóm nghiên cứu và Ông Woo Huyn Nam – Chuyên viên nghiên cứu cao cấp Viện Kỹ thuật và Công nghệ Ceramic Hàn Quốc. Buổi lễ ký kết cũng được chứng kiến bởi đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội, đại diện Viện nghiên cứu xạ hiếm; đại diện phòng Công nghiệp hỗ trợ, đại diện phòng Công nghiệp chế tạo và Văn phòng Cục Công nghiệp cùng các cán bộ viên chức và người lao động trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC)- thuộc Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) .

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Viện Kỹ thuật và Công nghệ Ceramic Hàn Quốc (KICET) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC)

Hiện nay, các ngành công nghiệp vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các thị trường sản xuất, đây là ngành công nghiệp nền tảng và là điều kiện cần thiết để phát triển nền công nghiệp hiện đại nói chung và ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng. Đây là yếu tố tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, là cơ sở phát triển cho nhiều ngành, nghề và sản phẩm mới, tạo điều kiện khai thác tối ưu các nguồn lực phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, vị thế cạnh tranh và tham gia toàn cầu hóa.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển vật liệu công nghiệp được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm, điều này được thể hiện bằng rất nhiều các chính sách, nghị quyết của Đảng đã ban hành trong thời gian vừa qua.

Phát biểu tại Lễ ký kết, đại diện lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết, việc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp phối hợp với các đối tác nước ngoài để hợp tác nâng cao năng lực trong sản xuất, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu tiên tiến, đặc biệt các đối tác như viện nghiên cứu, doanh nghiệp Khoa học công nghệ, doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong lĩnh vực vật liệu đến từ Hàn Quốc, một đất nước có nền khoa học về công nghê vật liệu phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp và Viện Kỹ thuật và Công nghệ Ceramic Hàn Quốc (KICET) đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vật liệu cũng như ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam trong thời gian tới. Việc hợp tác này cũng giúp hiện thực hóa được việc hợp tác bền chặt, thiết thực giữa hai nước mà lãnh đạo Bộ Công Thương, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã ký kết.

Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như các mục tiêu tại Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong thời gian vừa qua Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các chương trình hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.

Các dự án hợp tác đều đã diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt đẹp, góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên