Chương trình OCOP Quảng Ninh: Tính chuyện đường dài…

Kỳ I: Vì sao Quảng Ninh chọn OCOP?

Tại Việt Nam, nhắc đến Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (Chương trình OCOP), lập tức nhiều người nghĩ ngay đến Quảng Ninh – địa phương đi đầu và gặt hái được nhiều thành công từ OCOP. Tuy nhiên,với Quảng Ninh, để thực hiện được các mục tiêu mà Chương trình OCOP đặt ra… trước mắt vẫn còn cả một hành trình dài.

Tái cơ cấu nông nghiệp – kỳ vọng vào OCOP?

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, năm 2013 Quảng Ninh phê duyệt và tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm” (Chương trình OCOP). Năm 2014, chương trình chính thức được triển khai. Dựa vào nguyên lý hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh (sản xuất ngoài cánh đồng - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ), Chương trình OCOP khi đó được Quảng Ninh kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh này.

Xác định 2 đối tượng quan trọng của Chương trình OCOP là sản phẩm/dịch vụ và các tổ chức kinh tế, Chương trình OCOP được Quảng Ninh thiết kế để các cá thể, hộ sản xuất, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp chủ động về ý tưởng sản phẩm, xác định thị trường, chủ động sản xuất, tiêu thụ. Nhà nước đóng vai trò tạo sân chơi, hỗ trợ chính sách, thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.

2823-anh-ocop-ky-1
Dưa lưới - một trong những sản phẩm OCOP đắt khách của Quảng Ninh

Từng làm lãnh đạo Sở Nông nghiệp, nay về Ban Xây dựng NTM nên với ông Nguyễn Văn Đức – Phó Trưởng ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh – OCOP giống như một câu chuyện hấp dẫn kể mãi không hết. “Ngay khi bắt đầu triển khai, Chương trình OCOP đã được quán triệt đến Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể chính trị tỉnh; Bí thư, Chủ tịch cấp huyện; Bí thư, Chủ tịch 186 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; các tổ chức kinh tế, các đối tác tham gia chương trình OCOP. Ban Chỉ đạo OCOP cũng khẩn trương được thực hiện. Việc tổ chức đưa cán bộ đi nghiên cứu, học tập quốc tế tại Nhật Bản, Thái Lan, mời chuyên gia tư vấn lập các đề án, xây dựng bộ công cụ; đẩy mạnh công tác truyền thông cũng được Quảng Ninh thực hiện thường xuyên, liên tục” – Phó trưởng ban Nguyễn Văn Đức cho hay.

Trên cơ sở các nội dung đã được xây dựng, từ năm 2014 – 2018, trong số 200 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng NTM/năm, Quảng Ninh dành 10% hỗ trợ Đề án OCOP cấp tỉnh; cấp huyện dành 40- 50% hỗ trợ sản xuất (chủ yếu hỗ trợ lãi suất tín dụng để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị; hỗ trợ thiết kế tem nhãn bao bì bảo hộ nhãn hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại... cho các sản phẩm OCOP)

Với sự “hà hơi tiếp sức” từ nguồn kinh phí xây dựng NTM, các sản phẩm miến dong Bình Liêu, trà hoa vàng Ba Chẽ, gốm xứ mỹ nghệ Quang Vinh, nước khoáng Quang Hanh... bắt đầu được người tiêu dùng biết tiếng, sản lượng tăng cao từng năm. Nhờ OCOP, nông nghiệp – nông thôn Quảng Ninh ghi nhận những đổi thay mạnh mẽ.

Từ kết quả trông thấy của Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đẩy nhanh hành trình về đích NTM, theo đó, từ năm 2019 đến năm 2020, số tiền dành để hỗ trợ NTM của Quảng Ninh đã tăng lên 300 tỉ đồng/năm. Từ đây, Chương trình OCOP cũng có thêm nguồn lực để có thêm nhiều những sản phẩm đa dạng, chất lượng. Đáng ghi nhận là từ chỗ phải tuyên truyền, vận động hướng dẫn, đến nay người dân đã chủ động tham gia đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng KHCN vào sản xuất, hoàn thiện các sản phẩm OCOP.

Tiên phong và thách thức

Trong câu chuyện với chúng tôi, Phó trưởng Ban xây dựng NTM Nguyễn Văn Đức càng nói càng hào hứng. Bởi đơn giản, ông là người đã từng tham gia tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền, hướng dẫn về Chương trình OCOP, trực tiếp lăn lộn ruộng đồng kiểm tra, rà soát quy trình sản xuất các sản phẩm OCOP; kết nối các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Vui – buồn – âu lo – trăn trở - cả những nghi ngại với Chương trình OCOP, Phó trưởng ban Nguyễn Văn Đức đều đã từng nếm trải: “Khó khăn là không ít. Vì OCOP là “sân chơi” của cộng đồng, với các cá thể, hộ sản xuất, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ - nên việc tuyên truyền, tập huấn cho người dân không đơn giản. Hơn thế, Chương trình OCOP tổng hợp nhiều lĩnh vực (từ nông nghiệp đến y tế, công thương, khoa học công nghệ) nhưng thực tế vẫn chỉ vận dụng được cơ chế chính sách của nông nghiệp. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP chủ yếu là sản phẩm địa phương, nhỏ lẻ... nên vẫn dựa vào hỗ trợ là chính chứ chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư...”.

Kỳ I: Vì sao Quảng Ninh chọn OCOP?
Quy trình sản xuất an toàn đang góp phần gia tăng chất lượng và sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh

Xác định được những hạn chế này, nên giai đoạn 2014-2016, OCOP Quảng Ninh tập trung chú trọng đến yếu tố “linh hoạt” (linh hoạt từ quy trình sản xuất, hồ sơ, khuyến khích người dân tham gia); sang giai đoạn 2017-2020, Chương trình bắt đầu đi sâu vào chất lượng sản phẩm và hướng tới sự khác biệt... Chính vì vậy, cùng với rất nhiều sản phẩm được xếp hạng 5 sao, 4 sao, 3 sao; năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã mạnh tay thu hồi giấy chứng nhận đạt sao của 10 sản phẩm thuộc chương trình OCOP. Tiếp đó, ngày 10/1/2020, Ban Xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh đã quyết định đưa 65 sản phẩm không đạt chuẩn ra khỏi chương trình này.

“ Một trong những tiêu chí của chương trình là các sản phẩm đã tham gia “sân chơi” này phải ngày càng nâng cao về chất lượng, hoàn thiện về mẫu mã, chuẩn hóa về bao bì, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong, ngoài tỉnh và tiến gần hơn với thị trường quốc tế. Do đó, việc thu hồi chứng nhận đạt sao và loại các sản phẩm không đạt chuẩn ra khỏi Chương trình OCOP là việc làm cần thiết để giữ vững thương hiệu, cũng như tạo sức hút cho những đơn vị thực sự có tâm huyết với chương trình, khẳng định vị thế của sản phẩm trên thị trường và tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng” – Phó trưởng ban Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Từ việc kết nối, xúc tiến thương mại, các sản phẩm OCOP Quảng Nam đã và đang đến với thị trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả.
Cách nào để sản phẩm OCOP "đứng chân" được tại kệ siêu thị?

Cách nào để sản phẩm OCOP "đứng chân" được tại kệ siêu thị?

Kệ siêu thị chỉ 1,2m nên sản phẩm OCOP phải có bao bì nhãn mác phù hợp, thương hiệu phải bắt mắt nhất mới tạo được dấu ấn với người tiêu dùng.
Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam

Từ ngày 10/12 đến 13/12, diễn ra Không gian trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam.
Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 445 sản phẩm OCOP và vươn lên đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP.
Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Trong 4 ngày được bày bán tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ, các nông sản OCOP được đông đảo người dân tham quan và chọn mua.
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm OCOP

Có chất lượng tốt, có câu chuyện văn hoá phía sau, song việc tiêu thụ sản phẩm OCOP trong thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động