Phát triển ngành công nghiệp du lịch tàu biển: Khắc phục khoảng trống, khai thác tiềm năng

Kỳ I: Sức hút du lịch tàu biển

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, với bờ biển dài, nhiều cảng nước sâu, nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử đặc sắc, phong phú... Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng, tuy nhiên để biến tiềm năng thành hiện thực cần có chiến lược và chính sách đồng bộ.

Tiềm năng và xu hướng

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia du lịch, ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, với trên 3.260km đường bờ biển, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa truyền thống đặc sắc như: vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, hang Sơn Đoòng, bãi biển Đà Nẵng, phố cổ Hội An, Đà Lạt, Sa Pa, đảo Phú Quốc... hay các món ăn nổi tiếng (phở, nem cuốn...) đang là lợi thế so sánh rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam.

Thêm vào đó, trong nhiều năm gần đây, hạ tầng cảng biển, các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển của Việt Nam cũng không ngừng “nở” rộ; dịch vụ giải trí cạnh tranh, nguồn nhân lực ngày càng bài bản… đã tạo sức hấp dẫn lớn không chỉ cho du khách nói chung mà còn đối với du khách bằng tàu biển nói riêng.

ky i suc hut du lich tau bien
Khách du lịch tàu biển đến Việt Nam gia tăng nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng

Thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 500 chuyến tàu biển cập các cảng, đưa gần 300.000 lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 2-3% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và nếu so sánh với khu vực châu Á thì tỷ lệ khách du lịch tàu biển của nước ta vẫn không đáng kể.

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong vòng 5 năm từ 2013-2018, tổng số lượt khách tàu biển thế giới đã tăng khoảng 24% (từ 21 triệu lượt đến 26,0 triệu lượt khách). Trong đó, lượng khách du lịch tàu biển đến khu vực châu Á tăng trưởng trung bình đạt 23%, từ 1,51 triệu lượt năm 2013 lên 4,26 triệu lượt năm 2018. Du lịch tàu biển châu Á đang không ngừng phát triển, bởi đây là điểm đến yêu thích của nhiều thị trường gửi khách như châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc nhờ tính hấp dẫn của sự khác biệt văn hóa, lịch sử, đa dạng điểm dừng chân.

Ông Nguyễn Quý Phương – Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) phân tích, du lịch tàu biển châu Á đang có xu hướng phát triển với tốc độ ấn tượng còn nhờ vào sự bùng nổ của thị trường khách Trung Quốc (chiếm tới 59%), và đây sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai. Hiện, hầu hết các hãng tàu lớn trên thế giới đều có chiến lược phát triển, tiếp cận thị trường này nhằm tạo ra tuyến du lịch tàu biển mới trên thế giới tại Đông Bắc Á. Ngoài ra, còn có dòng khách tiềm năng từ thị trường Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Ấn Độ, Việt Nam; nguồn khách du lịch tàu biển cũng đang được đa dạng hóa, không dừng lại ở giới trung lưu, giàu có mà có xu hướng trẻ hóa, du khách đi du lịch theo nhóm gia đình, bạn bè…

Cùng với thị trường khách, hiện hệ thống tàu, cảng, sản phẩm du lịch tàu biển ở châu Á đã có những chuyển biến rõ nét. Trong đó, đội tàu biển tăng về số lượng, quy mô, tiện nghi, hiện đại, có khả năng chuyên chở trên 6.000 khách, năm 2018 cả thế giới có 314 tàu, riêng châu Á có 78 chiếc; khu vực cảng biển không ngừng được nâng cấp để tiếp nhận tàu biển cỡ lớn trên thế giới, trong đó có các trung tâm cảng biển quốc tế là Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải…

Sản phẩm du lịch tàu biển cũng được các quốc gia đầu tư làm mới để phục vụ du khách, xu hướng kết hợp giữa tàu biển và hàng không; đồng thời với chiến lược giảm chi phí đã tạo điều kiện cho du khách có trải nghiệm mới, tránh lưu trú dài ngày trên tàu. Đặc biệt, du lịch tàu biển không dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ vận chuyển và lưu trú mà có thể cung cấp cho du khách nhiều hoạt động giống trên đất liền, trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các tuyến hành trình và nhiều điểm đến đa dạng…

Cơ hội lớn

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Quý Phương cho rằng, đối với Việt Nam, tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch tàu biển so với các nước trong khu vực là cực kỳ thuận lợi. Như, Việt Nam là điểm đến dễ tiếp cận trong hành trình của các hãng tàu đến khu vực và ngược lại; Việt Nam còn nằm gần các trung tâm cảng biển hiện đại bậc nhất thế giới, như Hồng Kông, Singapore, Thượng Hải… nên dễ tham gia các tuyến hành trình ngắn ngày và dài ngày giữa các điểm đến.

ky i suc hut du lich tau bien
Cảng Tiên Sa là một trong những cảng biển đón khách du lịch lớn nhất cả nước

Việt Nam còn sở hữu nhiều vịnh biển đẹp, các di sản, danh thắng đều nằm ven biển; hệ thống dịch vụ nghỉ dưỡng, resot 5 sao phát triển; một số cảng biển nước sâu đáp ứng được yêu cầu cập cảng của một số tàu du lịch cỡ lớn; sản phẩm du lịch tàu biển đa dạng, chính sách visa thông thoáng, thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu được đơn giản hóa… “Dựa vào lợi thế này, Tổng cục Du lịch đã rất tích cực hợp tác với các nước trong ASEAN nhằm khai thác, phát triển du lịch tàu biển, như mời chuyên gia nhóm công tác; tổ chức các đoàn khảo sát cảng biển ở Việt Nam, tham gia các sự kiện quảng bá du lịch tàu biển tại hội chợ Seatrade (Mỹ)” - ông Phương cho hay.

Số liệu thống kê, thời gian qua, Việt Nam đón trung bình khoảng dưới 300 nghìn lượt khách du lịch tàu biển/năm với gần 500 chuyến tàu cập cảng, chiếm từ 2-3% tổng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đứng thứ 4 trong khu vực châu Á có lượng tàu du lịch cập cảng nhiều nhất và đứng đầu ASEAN về du lịch tàu biển. Nguồn khách đến từ nhiều thị trường, như: châu Âu, Úc, Đông Bắc Á, Trung Quốc, ASEAN.

Trong đó, phải kể tới một số cảng đón dòng khách lớn là: cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), từ năm 2015-2018 có khoảng 150 lượt tàu khách thương hiệu lớn như: Royal Caribbean, Costa Cruise, Small Cruise Lines cập cảng… với gần 35.000 lượt khách, mang lại nguồn thu gần 53 tỷ đồng; cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), từ năm 2012-2017 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng số lượt khách du lịch tàu biển đạt 10,8%, về số tàu đạt 5,4%, cụ thể, năm 2012 đón 57 chuyến tàu với 52.570 lượt khách, năm 2017 đón 87.789 lượt khách với 74 chuyến, năm 2018 đón 109 chuyến, gần 190 nghìn lượt khách.

Nhiều ý kiến cho rằng, để tận dụng hết tiềm năng từ du lịch tàu biển cần có chiến lược trong quy hoạch, phát triển các cảng biển du lịch chuyên dụng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; có chính sách thu hút đầu tư tư nhân, tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới.

Kỳ II: Gỡ nút thắt về hạ tầng

Đình Dũng - Hoa Quỳnh - Nguyễn Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động