Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua 9 dự án luật

Chiều 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo Tổng kết Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV: Lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội phê chuẩn Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV Chủ tịch Quốc hội: Quyết tâm kiên định các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2023

Giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau 23 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 5 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc đã đề ra, tiếp tục có đổi mới, cải tiến, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua 9 dự án luật
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu điều hành nội dung phiên họp

Quốc hội đã thông qua 8 Luật, 17 Nghị quyết; cho ý kiến 9 dự án luật khác và xem xét nhiều báo cáo quan trọng. Các nội dung kỳ họp thuộc nhiều lĩnh vực với nhiều vấn đề quan trọng, có tính chiến lược lâu dài, giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội, được cử tri, nhân dân quan tâm, ủng hộ.

Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng; công tác phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị các nội dung.

Đồng thời, là sự nỗ lực, tâm huyết, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội, cùng với sự quan tâm, tham gia đóng góp nhiều ý kiến có giá trị của bậc lão thành cách mạng, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và Nhân dân cả nước; sự tham gia, đưa tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, khách quan diễn biến và kết quả Kỳ họp của các cơ quan thông tấn, báo chí trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành Kỳ họp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần tiếp tục được khắc phục như: Tình trạng gửi tài liệu của một số dự án luật còn chậm; có Luật chưa khắc phục đáng kể được tình trạng “luật khung, luật ống”, còn để nhiều điều, khoản giao Chính phủ quy định hoặc quy định chi tiết gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.

Một số đại biểu sử dụng quyền tranh luận chưa đúng quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội (dùng quyền tranh luận để phát biểu ý kiến); một số câu trả lời chất vấn còn chung chung, chưa đi vào trọng tâm câu hỏi, chưa thực sự đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề...

Kỳ họp thứ 6 dự kiến khai mạc vào ngày 23/10/2023

Về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến về 8 dự án luật khác; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và 2024; xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua 9 dự án luật
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Mặt khác, xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4; giám sát chuyên đề tối cao và các vấn đề quan trọng khác. Trong đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia là nội dung cần được trình Quốc hội xem xét quyết định để đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Đối với một số nội dung như: Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trên cơ sở chuẩn bị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, trường hợp đủ điều kiện thì sẽ đưa vào dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp...

Về dự kiến thời gian họp, ông Bùi Văn Cường nêu, dự kiến Quốc hội làm việc 23,25 ngày, khai mạc vào thứ Hai, ngày 23/10/2023, và bố trí 2 đợt họp theo 2 phương án như sau: Phương án 1: Quốc hội nghỉ khoảng 1,5 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 30/11/2023 để Kỳ họp kết thúc trong tháng 11/2023; Phương án 2: Quốc hội nghỉ khoảng 2 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 7/12/2023 để các cơ quan có nhiều thời gian hơn cho việc tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, dự kiến tại kỳ họp thứ 6 sẽ có thêm 1 số nội dung quan trọng được bổ sung vào nội dung kỳ họp như: Vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu; Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp sửa đổi.

Đây là những nội dung cấp thiết cần sớm sửa đổi. Do đó, Chính phủ cần rà soát, bổ sung vào kỳ họp nội dung gì thì cần trình sớm để các cơ quan còn cho ý kiến. Nếu sát quá sẽ cập rập. “Nhất là các luật lớn, luật khó kỳ này sẽ thông qua như dự án Luật Đất đai sửa đổi. Vì vậy, các luật lớn cần bố trí cho thảo luận tại hội trường càng sớm càng tốt để các cơ quan có thêm thời gian để tiếp thu, chỉnh lý” - ông Tùng bày tỏ.

Tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, ngay sau kỳ họp thứ 5, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng để triển khai nghị quyết của Quốc hội.

Về kỳ họp thứ 6, ông Sơn cho biết, theo quy định các kỳ họp HĐND phải trước ngày 10/12. Sau kỳ họp Quốc hội, các lãnh đạo địa phương là Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành còn phải tiếp xúc cử tri. Do đó, nên theo phương án 1, đó là Quốc hội nghỉ khoảng 1,5 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào ngày 30/11.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Kỳ họp thứ 5 đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc từ công tác lập pháp cho đến vấn đề công tác nhân sự. Kỳ họp đã phát huy dân chủ, đảm bảo sự công khai minh bạch, tuyệt đại đa số các vấn đề biểu quyết đều tán thành với tỷ lệ rất cao.

Về Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các nội dung cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 đều là những nội dung hết sức quan trọng. Những việc “quốc gia đại sự” cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, khởi động ngay từ bây giờ để tổ chức thành công Kỳ họp thứ 6, đáp ứng sự mong đợi của cử tri và nhân dân cả nước.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động