Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
Thời sự Thứ tư, 15/06/2022 - 17:37 Theo dõi Congthuong.vn trên
Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi): Trường hợp nào bị hủy bỏ quyết định khen thưởng? |
Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật.
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 424/437 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 85,14%. Như vậy, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
![]() |
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) |
Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có bố cục gồm 8 Chương, 96 Điều quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng. Luật áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.
Luật quy định mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong công tác thi đua, khen thưởng, Luật quy định việc thi đua được thực hiện trên các nguyên tắc: Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Bên cạnh đó, việc khen thưởng được thực hiện trên các nguyên tắc sau đây: Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được.
Luật nêu rõ, một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Các loại hình khen thưởng theo Luật quy định gồm có: Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất; khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân…
Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do Luật này quy định.
Để đảm bảo tính khả thi, Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng…
Luật giao Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có trách nhiệm thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước.
Đồng thời, tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng.
Bên cạnh đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng; kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời giao Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi ngành.
Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Tập đoàn Viettel: Định hướng hợp tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong thương mại và năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tỉnh Đắk Nông cần tập trung chế biến sâu Alumin

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát hướng tuyến dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy con người là trung tâm để phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững
Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm lực lượng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Quảng Trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk

Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự khánh thành nhà máy điện gió trên biển ở Bến Tre

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 10 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về phát triển Tây Nguyên

Chủ tịch COP26 ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng sạch

Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống rửa tiền vào tháng 10/2022

Việt Nam thu hút 4 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản

Quy mô doanh nghiệp, doanh nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng

Tổng Bí thư nhấn mạnh các nhóm giải pháp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Tọa đàm cấp cao Việt Nam - Anh

Hội thảo “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tình hình mới”

Làm sâu sắc, hiệu quả hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Anh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục ngay tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn chức sắc các hội thánh và tổ chức Cao Đài

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tiếp đoàn Bộ Ngoại giao Turkmenistan

Sắp diễn ra Hội thảo “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tình hình mới”
