Thứ bảy 10/05/2025 07:47

Ký hợp đồng xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng

Ngày 10/3 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tổ hợp nhà thầu đã ký kết hợp đồng xây dựng Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 4 mở rộng theo hình thức EPC (thiết kế - cung cấp vật tư thiết bị - xây dựng lắp đặt).  
Nhà máy sẽ nằm trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân

Dự án NMNĐ Vĩnh Tân 4 mở rộng do EVN làm chủ đầu tư, có công suất 600 MW gồm 01 tổ máy nằm trong Trung tâm điện lực Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là trung tâm nhiệt điện than lớn nhất cả nước khi xây dựng xong sẽ đạt công suất toàn trung tâm là 6.200 MW, nhằm đáp ứng điện năng trực tiếp cho khu vực Nam Trung bộ và các tỉnh, thành phố phía Nam.

Dự án sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có như mặt bằng, cảng, đấu nối với hệ thống điện quốc gia, giao thông... và đặc biệt là các hệ thống dùng chung với Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đang xây dựng. Nhà máy gồm 01 tổ máy với cấu hình 01 lò, 01 tua bin và 01 máy phát, sử dụng công nghệ hiện đại, công suất, hiệu suất cao, chi phí hợp lý và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. Dự án dùng than nhập khẩu, dự kiến vận hành vào cuối năm 2019.

Với tổng mức đầu tư khoảng 1,104 tỷ USD (tương đương 24 nghìn tỷ đồng), dự án NMNĐ Vĩnh Tân 4 mở rộng dự kiến hàng năm cung cấp cho hệ thống điện khoảng 3,6 tỷ kWh. Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào tổng sơ đồ Quy hoạch điện 7 và danh mục các công trình đầu tư cấp bách giai đoạn 2013-2020.

Quá trình phát hành hồ sơ, công tác đánh giá thầu và thương thảo hợp đồng đã được các đơn vị của EVN và tư vấn tiến hành chặt chẽ, đúng trình tự, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng tiến độ yêu cầu. Nhà thầu được lựa chọn là tổ hợp Nhà thầu Doosan – Mitshubishi – Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2 – Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương, là tổ hợp nhà thầu có kinh nghiệm trong xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than.

Theo kế hoạch, sau khi hợp đồng EPC được ký kết, nhà máy dự kiến sẽ khởi công vào quý I/2016. Nhà máy sẽ được đưa vào vận hành sau 45 tháng lắp đặt, xây dựng. Khi đi vào hoạt động, sẽ tăng cường năng lực cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Trung bộ, và các tỉnh, thành phố phía Nam, qua đó góp phần giảm sự phụ thuộc của hệ thống điện vào nguồn thủy điện, đặc biệt vào mùa khô và các năm cạn kiệt, giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam, giảm tổn thất điện năng, tăng tính an toàn, ổn định, kinh tế cho vận hành hệ thống điện.

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

PC Hải Phòng: Từ nguồn sáng tiên phong đến doanh nghiệp số

Vì sao cần lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Tìm hiểu Cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

Cập nhật tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3&4

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Bản hùng ca của những người thợ điện thành phố Cảng

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

4 tháng 2025, than cấp cho sản xuất điện đạt 15,1 triệu tấn

Điện lực Hải Phòng: 70 năm tỏa sáng và thành công

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam