Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến thông qua nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, diễn ra từ ngày 12-19/2/2025, sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội: Đổi mới tư duy, cách làm, tập trung cao độ cho phát triển của đất nước Ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 Sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường

Xem xét nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 12/2/2025, sau khi Quốc hội họp Phiên trù bị, Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại phiên khai mạc, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Quốc hội khóa XV tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 8
Quốc hội khóa XV tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 8

Tiếp đó, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Đồng thời, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Cũng trong ngày 12/2, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Cùng với đó, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Đại diện Ban Soạn thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Ngày 13/2/2025, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Quốc hội cũng nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Ngày 14/2/2025, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Bên cạnh đó, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Ngoài ra, thảo luận ở tổ về: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 15/2/2025, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Mặt khác, thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 17/2/2025, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Đồng thời, thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Ngoài ra, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thảo luận tại Đoàn về: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Sẽ biểu quyết thông qua cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Ngày 18/2/2025, biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (nếu có).

Phối cảnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh tư liệu: VGP
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Ảnh minh họa.

Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sửa đổi).

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng trình Quốc hội Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi).

Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về dự thảo Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; Nghị quyết về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi).

Ngày 19/2/2025, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Bên cạnh đó, biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; Nghị quyết về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 – 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Sau đó, Quốc hội họp phiên bế mạc.

Phát biểu bế mạc phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều tối 10/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét 27 nội dung, nhóm nội dung gồm 16 nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9; 2 nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 và 9 nội dung về vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó trọng tâm là phục vụ, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; 4 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong thời gian diễn ra phiên họp, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã họp để thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến các nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thống nhất những vấn đề xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền.

Cùng với việc chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Văn phòng Quốc hội rà soát kỹ, chuẩn bị thật chu đáo các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thông tin, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần để Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra chu đáo, an toàn và thành công.

Do tính chất rất quan trọng của kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị công tác thông tin tuyên truyền trong, trước, sau kỳ họp phải thông tin đầy đủ, sâu sắc, tạo sự lan tỏa sâu rộng, tích cực, tạo khí thế mới, quyết tâm mới của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tất cả vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

2 tỉnh vùng Tây Nguyên bị

2 tỉnh vùng Tây Nguyên bị 'bêu tên' đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh vùng Tây Nguyên đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, giải phóng mặt bằng, thúc đẩy thi đua, tăng trưởng kinh tế bền vững.
Phó Thủ tướng giao 2 Bộ rà soát nguồn cung,

Phó Thủ tướng giao 2 Bộ rà soát nguồn cung, 'hạ nhiệt' giá thịt lợn

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông Nghiệp và Môi trường phối hợp Bộ Công Thương kiểm soát nguồn cung, khâu trung gian, bình ổn giá thịt lợn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát, di dời cơ sở gây ô nhiễm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát, di dời cơ sở gây ô nhiễm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương rà soát, di dời cơ sở ô nhiễm nội thành, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp giúp Bắc Giang bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp giúp Bắc Giang bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội và nêu những giải pháp giúp Bắc Giang tiếp tục tăng trưởng thời gian tới.
Chùm ảnh: Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Chùm ảnh: Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Ngày 27/3, tại Bắc Giang, Đoàn công tác các thành viên của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã được triển khai quyết liệt trong những tháng qua, với kỳ vọng mang tới cơ hội to lớn cho phát triển đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy phát triển

Sáng ngày 27/3, Đoàn công tác Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang về tháo gỡ thúc đẩy phát triển
Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để ‘đi tắt, đón đầu’

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để ‘đi tắt, đón đầu’

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá khi có những quyết sách lớn.
Singapore là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam

Singapore là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Singapore hiện là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế vượt 80 tỷ USD.
Tổng Bí thư: Nâng cấp khu công nghiệp VSIP theo hướng xanh, thông minh hơn

Tổng Bí thư: Nâng cấp khu công nghiệp VSIP theo hướng xanh, thông minh hơn

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến, thúc đẩy 'bình dân học vụ số', tăng cường hợp tác công tư, sử dụng VNeID định danh người học.
Xây dựng giải pháp chiến lược để tăng trưởng kinh tế 2 con số

Xây dựng giải pháp chiến lược để tăng trưởng kinh tế 2 con số

Đây là nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới...".
Chủ tịch tỉnh được chỉ định lãnh đạo xã sau sáp nhập

Chủ tịch tỉnh được chỉ định lãnh đạo xã sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường sau sáp nhập.
Đề nghị thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Đề nghị thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Đại biểu Quốc hội tiếp tục đề nghị cần sửa đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng chung thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí.
Singapore sẵn sàng cùng Việt Nam hợp tác phát triển năng lượng

Singapore sẵn sàng cùng Việt Nam hợp tác phát triển năng lượng

Thủ tướng Lawrence Wong khẳng định, Singapore sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng, nhu cầu như năng lượng tái tạo…
Chủ tịch nước: Bố trí cán bộ quân sự cấp xã phù hợp mô hình mới

Chủ tịch nước: Bố trí cán bộ quân sự cấp xã phù hợp mô hình mới

Chủ tịch nước khẳng định vai trò quan trọng của dân quân tự vệ, đề nghị tiếp tục nâng cao chất lượng, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Đánh thuế cao với vàng mã, liệu có hạn chế sử dụng?

Đánh thuế cao với vàng mã, liệu có hạn chế sử dụng?

Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc có nên đánh thuế cao với mặt hàng vàng mã?
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Lọc hóa dầu Bình Sơn phải đa dạng sản phẩm, đầu tư công nghệ

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Lọc hóa dầu Bình Sơn phải đa dạng sản phẩm, đầu tư công nghệ

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được; đa dạng sản phẩm và đầu tư đổi mới công nghệ.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân hưởng lợi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân hưởng lợi

Việc sắp xếp lại chính quyền địa phương từ 3 cấp xuống 2 cấp và tinh gọn bộ máy quản lý hành chính sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân cả nước.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Chiều 26/3, tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với sản xuất ô tô, hệ thống đường sắt...
Việt Nam - Singapore: Nhất trí các biện pháp  quyết đoán, kịp thời thực hiện

Việt Nam - Singapore: Nhất trí các biện pháp quyết đoán, kịp thời thực hiện '6 hơn'

Ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore đã tiến hành hội đàm, chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Ngành đường sắt: Chất lượng nhân lực phải ngang tầm thế giới

Ngành đường sắt: Chất lượng nhân lực phải ngang tầm thế giới

Để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt trong tương lai, cần có chiến lược đào tạo dài hạn.
Thông tin mới về ưu đãi thuế cho lĩnh vực báo chí

Thông tin mới về ưu đãi thuế cho lĩnh vực báo chí

Nhiều ý kiến đề nghị có ưu đãi đối với lĩnh vực văn hóa và báo chí (áp dụng một mức thuế suất 10% hoặc kể cả 5% hoặc 0%).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lọc hóa dầu Bình Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lọc hóa dầu Bình Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn về đảm bảo cung ứng xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế.
Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore

Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Singapore và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam. Sau lễ đón, hai Thủ tướng có buổi hội đàm.
Mobile VerionPhiên bản di động